Luật Vạn Thông - Nghị định 116 năm 2017 - Doanh nghiệp tư nhân kinh doanh ô tô hết cửa lách luật.

nghị định 116 năm 2017, thị trường ô tô Việt Nam, vạn thông law, công ty luật vạn thông, luật sư, dịch vụ pháp lý

Ngày 17/10/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 116/2017 với nội dung "QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, LẮP RÁP, NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO HÀNH, BẢO DƯỠNG Ô TÔ" sau một thời gian thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 20/2011 của Bộ Công thương về việc "Quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 09 chỗ ngồi trở xuống". Nghị định 116 có nội dung chính là tăng cường việc xiết chặt các cơ sở kinh doanh ô tô không chính hãng lách luật, gây thiệt hại cho người tiêu dùng khi không đáp ứng được các yêu cầu từ nhà sản xuất.

Nghị định viết một doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh nhập khẩu ôtô tại Việt Nam phải đủ 2 điều kiện. Một là, có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô. Hai là, phải có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp có quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất để thực hiện lệnh triệu hồi.

Bàn về vấn đề này, lãnh đạo một doanh nghiệp nhập khẩu ôtô chính hãng nhìn nhận yếu tố cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô là điều mà bất kỳ đơn vị nhập khẩu nào đều phải làm, vì không thể bán xe xong là hết trách nhiệm. Quy định này giúp giải quyết vấn đề tồn tại lâu nay trên thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tránh tình trạng nay mua xe ở đại lý này, ngày mai họ đóng cửa.

Thị trường ôtô nhập khẩu chia thành 2 nhóm lợi ích, giữa một bên là các nhà nhập khẩu chính hãng và các nhà nhập khẩu tư nhân. Ngay từ Thông tư 20, quy định trong văn bản nghiêng lợi thế về phía một số doanh nghiệp nhất định, và ở đây là các nhà nhập khẩu chính hãng, hoạt động chuyên nghiệp, quy mô và tổ chức bài bản.

Quy định có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng, nếu doanh nghiệp nhập khẩu ôtô tư nhân không có khả năng xây dựng, hoàn toàn có thể đi thuê. Nhưng với văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi là bất khả thi. Từ trước đến nay, những giấy tờ này chỉ được cấp cho các nhà nhập khẩu chính hãng.

Việc các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô tư nhân đóng cửa còn dấy lên mối lo ngại về độc quyền, đánh mất đi tính cạnh tranh trong ngành kinh doanh ôtô. Tuy nhiên, hướng khách hàng đến các đại lý chính hãng là cách mà nhiều nước phát triển đang đi. Chưa kể đến yếu tố xe nhập khẩu tại Việt Nam còn phải cạnh tranh với xe lắp ráp. Việc áp giá cao chẳng khác nào từ bỏ cơ hội cạnh tranh.

Nguồn: Zing.vn
Powered by Blogger.