BÀI MỚI NHẤT
Thuê kho chứa sách để buôn bán thì có cần phải đăng ký địa điểm kinh doanh không?
Doanh nghiệp Pháp luật Thành lập địa điểm kinh doanh Thành lập doanh nghiệpKinh doanh đa cấp là gì? Quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh đa cấp
Bích Trâm Đăng ký kinh doanh Điều kiện kinh doanh Kinh doanh đa cấp Luật Vạn Thông Pháp luật Van Thong LawKinh doanh đa cấp là gì? Quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh đa cấp
VANTHONGLAW - Kinh doanh đa cấp có lẽ là cụm từ không quá xa lạ đối với người nghe, bởi lẽ đây là phương thức kinh doanh có gây nhiều tranh cãi. Và hiện nay, tại nước ta, kinh doanh đa cấp là phương thức kinh doanh được khá nhiều người cho là hình thức lừa đảo trá hình. Vậy liệu pháp luật có cho phép kinh doanh đa cấp không và việc kinh doanh đa cấp có thực sự là hình thức lừa đảo trá hình không? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Kinh doanh đa cấp là gì? Pháp luật có cho phép kinh doanh đa cấp không?
Kinh
doanh đa cấp được pháp luật công nhận và quy định tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP
(được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 18/2023/NĐ-CP) với thuật ngữ pháp lý là
“kinh doanh theo phương thức đa cấp”. Theo đó, kinh doanh theo phương thức đa cấp
chính là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng
lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được
hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của
mình và của những người khác trong mạng lưới.
Như
vậy, có thể thấy rằng, kinh doanh đa cấp là phương thức kinh doanh được pháp luật
công nhận, bảo hộ và có hành lang pháp lý riêng để điều chỉnh. Do đó, để việc
kinh doanh đa cấp diễn ra hợp pháp thì doanh nghiệp, người tham gia bán hàng đa
cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức
đa cấp bắt buộc phải tuân theo các quy định tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP (được sửa
đổi, bổ sung bởi Nghị định 18/2023/NĐ-CP).
2.
Quy định
pháp luật về doanh nghiệp bán hàng đa cấp
a) Doanh
nghiệp bán hàng đa cấp là gì?
Doanh
nghiệp bán hàng đa cấp được hiểu là doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền
cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để tổ chức hoạt động kinh
doanh theo phương thức đa cấp theo quy định của Nghị định 40/2018/NĐ-CP và Nghị
định 18/2023/NĐ-CP.
b) Đối
tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp
Đối
tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp là hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh
theo phương thức đa cấp mà đối tượng không phải hàng hóa đều bị cấm (trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác).
Tuy
nhiên, có những loại hàng hóa sau không được kinh doanh theo phương thức đa cấp
là: Thuốc; Trang thiết bị y tế; Các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy
sản); Thuốc bảo vệ thực vật; Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn
chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất
nguy hiểm; Sản phẩm nội dung thông tin số.
c) Trách
nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp
-
Niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm
kinh doanh của doanh nghiệp các tài liệu quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 9
Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
-
Thực hiện đúng quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng đã đăng ký.
-
Xây dựng, công bố giá bán của các hàng hóa được kinh doanh theo phương thức đa
cấp và tuân thủ giá bán đã công bố.
-
Xuất hóa đơn theo từng giao dịch bán hàng cho từng người tham gia bán hàng đa cấp
của doanh nghiệp và khách hàng mua hàng trực tiếp từ doanh nghiệp.
-
Giám sát hoạt động của người tham gia bán hàng đa cấp để bảo đảm người tham gia
bán hàng đa cấp thực hiện đúng hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt
động, kế hoạch trả thưởng của doanh nghiệp.
-
Chịu trách nhiệm đối với hoạt động bán hàng đa cấp của người tham gia bán hàng
đa cấp trong trường hợp các hoạt động đó được thực hiện tại trụ sở chính, chi
nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc tại các hội nghị, hội thảo,
đào tạo của doanh nghiệp.
-
Khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người tham gia bán hàng đa cấp để nộp
vào ngân sách nhà nước trước khi chi trả hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích
kinh tế khác cho người tham gia bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác.
-
Vận hành hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng
đa cấp đáp ứng quy định tại Điều 44 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, đúng với giải
trình kỹ thuật khi đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, đảm bảo người tham gia
bán hàng đa cấp có thể truy cập và truy xuất các thông tin cơ bản về hoạt động
bán hàng đa cấp của họ.
-
Vận hành và cập nhật thường xuyên trang thông tin điện tử bằng tiếng Việt để
cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp
đáp ứng quy định tại Điều 45 Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
-
Vận hành hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại
của người tham gia bán hàng đa cấp, bao gồm điện thoại, thư điện tử và địa chỉ
tiếp nhận.
-
Cung cấp quyền truy cập vào tài khoản quản lý hệ thống công nghệ thông tin quản
lý hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp theo yêu cầu bằng văn bản của cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
-
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật
có liên quan về điều kiện kinh doanh và lưu thông đối với hàng hóa kinh doanh
theo phương thức đa cấp.
-
Đảm bảo tối thiểu 20% doanh thu bán hàng đa cấp trong một năm tài chính là
doanh thu từ khách hàng không phải là người tham gia bán hàng đa cấp của doanh
nghiệp đó.
-
Không cung cấp thông tin về thực phẩm bằng hình thức sử dụng hình ảnh, thiết bị,
trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y
tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân
viên y tế; không cung cấp thông tin về thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn,
trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.
3.
Quy định
pháp luật đối với người tham gia bán hàng đa cấp
a) Điều
kiện
Người
tham gia bán hàng đa cấp là cá nhân (1) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và
(2) cư trú tại Việt Nam.
Ngoài
ra, những người sau đây không được phép tham gia bán hàng đa cấp:
-
Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội sản xuất, buôn bán
hàng giả, sản xuất, buôn bán hàng cấm, quảng cáo gian dối, lừa dối khách hàng,
lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ
trái phép tài sản, tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp;
-
Người nước ngoài không có giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm
quyền cấp gắn với doanh nghiệp mà người đó tham gia bán hàng đa cấp, trừ trường
hợp được miễn theo quy định của pháp luật;
-
Người tham gia bán hàng đa cấp đã từng bị xử phạt do vi phạm các quy định tại
khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP mà chưa hết thời hạn
được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính;
-
Thành viên đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, cổ đông đối với công ty cổ phần,
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá
nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp
đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của
Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt
động bán hàng đa cấp và Nghị định 40/2018/NĐ-CP trong thời gian doanh nghiệp đó
đang hoạt động bán hàng đa cấp;
-
Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
b) Trách
nhiệm
-
Người tham gia bán hàng đa cấp chỉ thực hiện các hoạt động tiếp thị, bán hàng
và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp sau khi được cấp Thẻ thành viên.
-
Xuất trình Thẻ thành viên trước khi giới thiệu hoặc tiếp thị, bán hàng.
-
Tuân thủ hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và quy tắc hoạt động của doanh nghiệp.
-
Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực khi giới thiệu về doanh nghiệp bán hàng
đa cấp, hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp, kế hoạch trả thưởng và quy
tắc hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
-
Không cung cấp thông tin về thực phẩm bằng hình thức sử dụng hình ảnh, thiết bị,
trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên
y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân
viên y tế; không cung cấp thông tin về thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn,
trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Thi hành án dân sự
Bích Trâm Luật Thi hành án dân sự Luật Vạn Thông Pháp luật Tòa án xét xử-Thi hành án Van Thong LawCơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Thi hành án dân sự
VANTHONGLAW - Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc của Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự và thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật. Tổng cục Thi hành án dân sự có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Cơ
cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Thi hành án dân sự được quy định
tại Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
I. Nhiệm vụ và quyền hạn
1.
Xây dựng để Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm
quyền:
a)
Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết
của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; dự
thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; dự thảo thông tư, quyết định
của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các văn bản khác về thi hành án dân sự, quản lý thi
hành án hành chính;
b)
Chiến lược, chương trình quốc gia, đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch dài hạn,
năm năm, hàng năm, dự thảo báo cáo Quốc hội, báo cáo Chính phủ về thi hành án
dân sự, quản lý thi hành án hành chính.
2.
Trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định:
a)
Thành lập, giải thể cơ quan thi hành án dân sự; các phòng chuyên môn và tổ chức
tương đương thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b)
Quản lý tổ chức, công chức của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự theo quy định
của pháp luật;
c)
Quy định về quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, định mức, biểu mẫu, giấy tờ về thi
hành án dân sự và thi hành án hành chính;
d)
Quy định về thống kê thi hành án dân sự và thi hành án hành chính.
3.
Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về thi hành án dân sự, quản
lý thi hành án hành chính sau khi được phê duyệt, ban hành.
Thực
hiện công tác rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra việc thi hành văn bản quy phạm
pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.
Tuyên
truyền, giáo dục, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm bản án, quyết định
dân sự, hành chính của Tòa án và các quy định khác theo quy định của pháp luật.
4.
Ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về
thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội
bộ theo quy định của pháp luật.
5.
Tổ chức kiểm tra:
a)
Việc thực hiện trình tự, thủ tục và áp dụng pháp luật trong hoạt động thi hành
án dân sự, quản lý thi hành án hành chính, đôn đốc thi hành án hành chính;
b)
Chế độ thống kê và báo cáo về thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành
chính, đôn đốc thi hành án hành chính;
c)
Việc thu, chi tiền, giao, nhận tài sản trong thi hành án dân sự; việc thu, nộp
các khoản phí, lệ phí và chi phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự;
d)
Các hoạt động khác liên quan đến công tác thi hành án dân sự và công tác quản
lý về thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.
6.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm
quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật thi
hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính, đôn đốc thi hành án hành chính;
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong
thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính, đôn đốc thi hành án hành chính
theo quy định của pháp luật.
7.
Thực hiện công tác phòng ngừa tội phạm trong thi hành án dân sự, quản lý thi
hành án hành chính.
8.
Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự và thi
hành án hành chính.
9.
Theo dõi việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân liên
quan đến hoạt động thi hành án dân sự, đôn đốc thi hành, án hành chính. Trả lời
kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân theo quy định.
10.
Thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế về thi hành án
dân sự và thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp; đánh giá kết quả về hợp tác quốc tế trong công tác thi hành
án dân sự và thi hành án hành chính.
11.
Phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện thanh tra về quản lý thi hành án dân sự,
quản lý thi hành án hành chính và xử lý hành vi không chấp hành án theo quy định
của pháp luật.
12.
Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý nhà nước
về thi hành án dân sự trong quân đội,
13.
Tổ chức nghiên cứu, quản lý, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin vào
hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự; hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật
của các cơ quan thi hành án dân sự.
14.
Thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về thi hành án dân sự và thi hành án hành
chính.
15.
Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, số lượng người làm
việc trong đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự; thực hiện chế độ tiền
lương, chính sách đãi ngộ; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, miễn
nhiệm, từ chức, biệt phái, nghỉ hưu, thôi việc; khen thưởng, kỷ luật; đào tạo,
bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức thuộc thẩm quyền
quản lý của Tổng cục Thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và phân cấp
quản lý của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
16.
Quản lý, thực hiện phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất - kỹ thuật, phương
tiện hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật
và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
17.
Quản lý khoản thu phí do cơ quan thi hành án dân sự nộp cho Tổng cục Thi hành
án dân sự để thực hiện việc điều hòa phí thi hành án và sử dụng theo quy định của
pháp luật.
18.
Tổ chức và quản lý công tác thi đua - khen thưởng của hệ thống các cơ quan thi
hành án dân sự, các tổ chức, cá nhân khác có thành tích xuất sắc trong công tác
thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính, đôn đốc thi hành án hành
chính theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
19.
Thực hiện các quy định về bồi thường nhà nước trong thi hành án dân sự, đôn đốc
thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.
20.
Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo mục tiêu và nội
dung chương trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
21.
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao và theo quy
định của pháp luật.
II.
Cơ cấu tổ chức
Tổng
cục Thi hành án dân sự được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa
phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất, có cơ cấu tổ chức như sau:
1.
Cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự ở Trung ương:
a)
Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định dân sự, kinh tế, lao
động, hôn nhân gia đình, trọng tài thương mại (gọi tắt là Vụ nghiệp vụ 1);
b)
Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định phá sản; phần dân sự,
tiền, tài sản, vật chứng trong bản án, quyết định hình sự và quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản (gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 2);
c)
Vụ Quản lý Thi hành án hành chính (gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 3);
d)
Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo;
đ)
Vụ Tổ chức cán bộ;
e)
Vụ Kế hoạch - Tài chính;
g)
Văn phòng;
h)
Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin.
Các
tổ chức nêu trên là các tổ chức hành chính giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức
năng quản lý nhà nước (riêng Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và Ứng dụng
công nghệ thông tin là tổ chức sự nghiệp công lập).
2.
Cơ quan Thi hành án dân sự ở địa phương:
a)
Cục Thi hành án dân sự ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung
là Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự;
b)
Chi cục Thi hành án dân sự ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi
chung là Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện) trực thuộc Cục Thi hành án dân sự
cấp tỉnh.
Cục
Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có tư cách
pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở
riêng theo quy định của pháp luật.
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
Xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
Bồi thường thiệt hại Dân sự Nghị quyết HĐTP Pháp luậtGiao dịch do người không có quyền đại diện xác lập có làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện không?
Bích Trâm Bộ luật dân sự 2015 Dân sự Giao dịch dân sự Luật Vạn Thông Người đại diện Pháp luật Van Thong LawGiao dịch do người không có quyền đại diện xác lập có làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện không?
VANTHONGLAW - Trong thực tiễn hiện nay, có rất nhiều người nhân danh là người thân tự ý đại diện cho người khác để xác lập các giao dịch làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện. Việc đại diện như vậy có được xem là đúng pháp luật và người được đại diện có phát sinh quyền, nghĩa vụ hay không? Kính mời quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo quy định của pháp luật, cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện của mình.
Căn cứ để xác định một người có quyền đại diện là theo ủy quyền giữa người được đại diện và người được đại diện gọi là đại diện theo ủy quyền hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật gọi chung là đại diện theo pháp luật.
Theo quy định tại Điều 136, Điều 137 và Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 thì người đại diện theo pháp luật gồm:
● Người đại diện theo pháp luật của cá nhân:
- Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
- Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định;
- Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện trong hai trường hợp trên;
- Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
● Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân:
- Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;
- Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;
- Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
Người đại diện theo ủy quyền gồm:
- Người được cá nhân, pháp nhân ủy quyền để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;
- Người được các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thỏa thuận cử làm đại diện theo ủy quyền để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Hệ quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba mà phù hợp với phạm vi đại diện sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người đại diện.
Như vậy, những người không có quyền đại diện là những người không thuộc nhóm đối tượng người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền hoặc xác lập giao dịch vượt qua khỏi phạm vi đại diện. Khi người không có quyền đại diện xác lập giao dịch thì sẽ có 02 tình huống xảy ra:
(1) Giao dịch dân sự đó làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện khi thuộc các trường hợp sau:
- Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
- Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
- Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.
(2) Giao dịch dân sự đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện khi không thuộc 03 trường hợp nêu trên.
Theo quy định của pháp luật, nhằm tránh trường hợp người được đại diện trốn tránh các nghĩa vụ phát sinh do người đại diện xác lập thì chỉ trong trường hợp người được đại diện không biết về việc xác lập giao dịch giữa người đại diện và bên thứ ba thì giao dịch đó mới được xem là không có hiệu lực.
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ