Quyền tự do ngôn luận thông qua mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay.
VANTHONGLAW - Tự do ngôn luận, tự do báo chí là vấn đề mang tính toàn cầu. Nó không chỉ là quyền con người cơ bản, mà còn là nhu cầu thiết yếu trong tiến trình tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Tự do ngôn luận là nền tảng mà không có nó, nhiều quyền con người khác cũng không thực hiện được. Nó là một quyền cơ bản của con người không phân biệt về văn hóa, chính trị, tôn giáo, dân tộc hay các yếu tốc khác.
Bài liên quan
>>> Điều kiện hưởng thuế suất ưu đãi Thuế Thu nhập doanh nghiệp
>>> Di chúc miệng hợp pháp khi nào?
>>> 16 tỉnh, thành phía Nam giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg trên toàn địa phương.
>>> Phân biệt Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện
>>> Thủ tục khởi kiện đòi tiền lương như thế nào?
Quyền được giữ quan điểm và tự do ngôn luận là cơ sở để thực hiện đầy đủ nhiều quyền con người khác, ví dụ để hưởng quyền tự do hội họp, lập hội, quyền bầu cử, ứng cử thì quyền tự do ngôn luận là cơ sở để con người thực hiện đầy đủ các quyền này. Cũng như các quyền con người nói chung, quyền tự do ngôn luận, báo chí có mối quan hệ chặt chẽ với các quyền khác, đó là quyền bất khả xâm phạm về đời tư và nhân thân; quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; quyền của người thiểu số đều có nội dung, yêu cầu được bảo đảm quyền giữ quan điểm riêng và quyền tự do ngôn luận.
Hơn nữa, các quyền con người khác lại là cơ sở, thậm chí là điều kiện quan trọng và thiết yếu để quyền tự do ngôn luận được thực hiện, ví dụ quyền sống; quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền tự do và an ninh cá nhân; quyền tiếp cận thông tin. Việt Nam là thành viên của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1982. Việc nội luật hoá các quy định của Công ước vào hệ thống pháp luật quốc gia được Việt Nam thực hiện theo những lộ trình nhất định. Quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền quan trọng của con người.
Bởi vậy, quyền này được bảo vệ không chỉ ở cấp độ đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất của quốc gia là Hiến pháp mà còn được chi tiết hóa trong các văn bản luật của Việt Nam. Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946, quyền tự do ngôn luận đã được đề cập tại Điều 10 như sau:
“Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận, Tự do xuất bản, Tự do tổ chức và hội họp, Tự do tín ngưỡng, Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”.
Tự do ngôn luận theo cách truyền thống được thể hiện qua báo chí và những hình thức biểu đạt mang tính chất cá nhân khác. Tuy nhiên, cùng với thời gian, các mạng xã hội xuất hiện, trở thành một công cụ hữu dụng để mọi người thể hiện quyền tự do ngôn luận. Mặc dù vậy, đi kèm với tính hữu dụng đó là những vấn đề pháp lý, xã hội đặt ra về giới hạn và sự kiểm soát tự do ngôn luận trên mạng xã hội. Đây là một vấn đề không chỉ đặt ra ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới.
Hiện tại, vấn đề này vẫn còn nhiều khía cạnh gây tranh cãi, cần được nghiên cứu đề ra các giải pháp. Ở Việt Nam, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm mục đích vì con người, bảo đảm các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, hiện là yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự nghiệp xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực thi Hiến pháp năm 2013.
Trong bối cảnh đó, học viên quyết định chọn vấn đề “Quyền tự do ngôn luận thông qua mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay” để thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quyền con người, với mong muốn góp phần giải quyết những tồn tại, vướng mắc, thúc đẩy sự bảo đảm quyền này ở nước ta trong thời gian tới.
HOÀNG ĐỨC NHÃ
Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw
Luật Vạn Thông st