Phân biệt Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện

12:00 AM

 Phân biệt Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

VANTHONGLAW - Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn giữa 02 lại Bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau đây gọi tắt là BHXHBB) và Bảo hiểm xã hội tự nguyện (sau đây gọi tắt là BHXHTN). Để hiểu rõ hơn về hai loại bảo hiểm này cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bài viết liên quan:
>>> Bảo hiểm thai sản - Đóng trước hay sau khi có thai?
>>> Chính sách đóng thuế của Youtuber Việt Nam theo chính sách Google
>>> Khi nào thì Công ty được sa thải người lao động?
>>> Thủ tục khởi kiện đòi tiền lương như thế nào?
>>> Người lao động nghỉ việc phải báo trước bao nhiêu ngày?

Cơ sở pháp lý:         
Luật Bảo hiểm xã hội 2014;         
Nghị định 115/2015/NĐ-CP;
         
Nghị định 143/2018/NĐ-CP;
         
Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH;

BHXHBB và BHXHTN đều là các loại hình BHXH được quy định tại Luật BHXH hiện hành. Tuy nhiên, về đối tượng tham gia, các chế độ được hưởng, chủ thể đóng, mức đóng và phương thức đóng giữa 02 loại BHXH này có sự khác biệt được thể hiện qua bảng so sánh dưới đây:

 

BHXHBB

BHXHTN

Khái niệm

Là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

Là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Đối tượng tham gia

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;

- Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Luật BHXH 2014;

- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Người tham gia BHXHTN là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXHBB.

Chế độ được hưởng

- Ốm đau;

- Thai sản;

- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Hưu trí;

- Tử tuất.

- Hưu trí;

- Tử tuất.

Trách nhiệm đóng

- Người lao động;

- Người sử dụng lao động

- Người tham gia BHXHTN

Mức đóng

- Người sử dụng lao động: 17,5% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động, trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

- 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

- Người tham gia BHXHTN đóng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXHTN lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

- Nhà nước hỗ trợ mức đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:

+ 30% đối với người tham gia BHXHTN thuộc hộ nghèo.

+ 25% đối với người tham gia BHXHTN thuộc hộ cận nghèo.

+ 10% đối với các đối tượng khác.

Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXHTN thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).

Phương thức đóng

Đóng theo một trong các phương thức:

- 3 tháng

- 6 tháng

- 12 tháng

- Đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

 

Đóng theo một trong các phương thức:

- Hàng tháng

- 3 tháng

- 6 tháng

- 12 tháng

- Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hàng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hàng tháng.

Như vậy, so với BHXHTN thì những người tham gia BHXH bắt buộc sẽ được giải quyết nhiều chế độ hơn như chế độ ốm đau, thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Với những ai không đủ điều kiện tham gia BHXH bắt buộc thì việc tham gia BHXH tự nguyện là giải pháp tốt đảm bảo tài chính ổn định khi về già.

Quỳnh Như



Phân biệt Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện Phân biệt Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện
910 1

Bài viết Phân biệt Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »