Pháp luật về quản trị, điều hành Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.

5:30 AM
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án
VANTHONGLAW - Từ khi Đảng ta chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường và đặc biệt  là kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, vấn đề quản  trị doanh nghiệp đã được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết và quan trọng trong  sự phát triển chung của nền kinh tế. Quản trị doanh nghiệp tốt đồng nghĩa với  khả năng tiếp cận tài chính, đầu tư, nâng cao giá trị tăng trưởng… 

Bài liên quan

Các NHTM  nói chung và  NHTMCP nói riêng  với đặc thù là các tổ chức kinh doanh  “tiền”, có độ rủi ro cao và mức độ ảnh hưởng lớn thì vấn đề quản trị lại càng  có ý nghĩa hơn, nhất là trong trường hợp của nước ta khi ngân hàng đóng vai  trò là kênh cấp vốn chủ yếu cho doanh nghiệp. Một ngân hàng yếu kém trong quản trị không chỉ gây tổn thất cho chính  ngân hàng đó, mà còn tạo nên những rủi ro nhất định mang tính dây chuyền  trong hệ thống và ngược lại, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Hiện  nay, tình hình thanh khoản, nợ xấu của các NHTMCP đang rất căng thẳng.  Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sự yếu kém  trong quản trị, điều hành của các ngân hàng.  

Vấn đề quản trị, điều hành ngân hàng hiện nay đang được điều chỉnh  bằng Luật các tổ chức tín dụng năm 2010  có hiệu lực từ ngày 01/01/2011,  Luật Doanh nghiệp năm 2005,  Nghị định số 59/2009/NĐ-CP  ngày  16/07/2009  về tổ chức và hoạt động của NHTM, Thông tư số 06/2010/TT- NHNN ngày 26/02/2010 hướng dẫn về tổ chức, quản trị, điều hành, vốn điều  lệ, chuyển nhượng cổ phần, bổ sung, sửa đổi giấy phép, điều lệ của NHTM.  

Trong đó,  sự ra đời của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã khắc phục  được một số quy định  tồn tại về quản trị, điều hành NHTM như: nhiệm vụ,  quyền hạn của HĐQT và Tổng giám đốc chưa được phân định rõ ràng và hợp lý dẫn đến tình trạng có những ngân hàng, HĐQT can thiệp quá sâu vào việc  điều hành hoặc ngược lại, có những ngân hàng Ban điều hành lấn át HĐQT...,  hay chưa có chế độ báo cáo và công bố thông tin rõ ràng, minh bạch dẫn đến  tình trạng thông tin bất cân xứng. Tuy nhiên, hệ thống văn bản điều chỉnh vấn  đề quản trị, điều hành ngân hàng hiện nay thực sự vẫn chưa tương đồng, chưa  nghiên cứu áp dụng triệt để các nguyên tắc chung về quản trị của thế giới (các  nguyên tắc quản trị ngân hàng lành mạnh của Ủy ban Basel; các nguyên tắc của  OECD) và còn nhiều bất cập như quy định về thành viên HĐQT độc lập, về số  vốn tối thiểu của Chủ tịch HĐQT,…làm hạn chế hiệu quả quản trị, điều hành  ngân hàng.  

Từ năm 2011 và nhất là từ đầu năm 2012 đến nay, vấn đề chất lượng  hoạt động của các ngân hàng đang bộc lộ nhiều vấn đề đáng báo động, vấn đề  thanh khoản và nợ xấu tăng lên không ngừng. Ngoài những nguyên nhân  khách quan do điều kiện, hoàn cảnh của nền kinh tế tác động thì hạn chế về  quản trị, điều hành ngân hàng cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng không nhỏ.  

Trong đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 của Thủ tướng Chính phủ, một định hướng quan trọng được đề ra là cơ cấu lại hệ  thống quản trị. Đặc biệt, ngày 26 tháng 11 năm 2014, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc  hội khóa XIII đã thông qua Luật Doanh nghiệp năm 2014, hiệu lực thi hành từ  ngày 01/7/2015 với những thay đổi trong quy định về cơ cấu tổ chức quản trị,  điều hành một công ty cổ phần sẽ trở thành cơ sở pháp lý quan trọng cho các  hoạt động tổ chức quản trị, điều hành các công ty cổ phần nói chung và ngân  hàng thương mại cổ phần nói riêng.  

Từ năm 2011, các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh,  có kinh nghiệm quốc tế đã được quyền bình đẳng trên mọi lĩnh vực với các  ngân hàng trong nước. Số lượng ngân hàng  nước ngoài  tại thị trường Việt  Nam tăng lên nhanh chóng. Tính đến tháng 12/2014, trên thị trường Việt Nam đã có 05 ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài, 04 ngân hàng liên doanh,  49 văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, 50  chi nhánh ngân hàng  nước ngoài. Việc giữ thị phần và phát triển kinh doanh trong một môi trường  cạnh tranh gay gắt ngày càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. 

Để có thể tự  tin đứng vững và phát triển ngay tại “sân nhà” trong bối cảnh hiện nay càng  đòi hỏi các ngân hàng nội, đặc biệt là các NHTMCP Việt Nam cần chú trọng  đến vấn đề quản trị ngân hàng đáp ứng các tiêu chuẩn quản trị quốc tế. Vì vậy  tôi chọn đề tài “Pháp luật về quản trị, điều hành NHTM cổ phần ở Việt Nam”  để nghiên cứu.

Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st

Pháp luật về quản trị, điều hành Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. Pháp luật về quản trị, điều hành Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.
910 1

Bài viết Pháp luật về quản trị, điều hành Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »