BÀI 3. XÂY DỰNG VỐN TÀI LIỆU

BÀI 3. XÂY DỰNG VỐN TÀI LIỆU

VANTHONGLAW - Để có kết quả thi tuyển dụng viên chức tốt nhất cho vị trí nhân viên thư viện trường học, bạn có thể tham khảo các nội dung bài viết dưới đây để bổ sung, củng cố kiến thức chuyên ngành thư viện trong lĩnh vực thư viện trường học dành cho mình. Nếu có thắc mắc, khó khăn gì về nghiệp vụ thư viện trường học, bạn hãy truy cập Nhóm Facebook "Hội THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC" để cùng chia sẻ, tìm giải đáp cùng các đồng nghiệp của mình nhé!



BÀI 3. XÂY DỰNG VỐN TÀI LIỆU

Những nguyên tắc xây dựng vốn tài liệu. 

1. Nguyên tắc tính Đảng. 

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong việc xây dựng vốn tài liệu cho thư viện. Yêu cầu của nguyên tắc này khi bổ sung tài liệu vào thư viện phải theo quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng để nghiên cứu, đánh giá nội dung tư tưởng và giá trị khoa học của mỗi cuốn sách nhằm phục vụ đúng mục tiêu đào tạo của nhà trường, thiết thực, đáp ứng yêu cầu của việc giảng dạy và học tập. Nội dung, tư tưởng mỗi cuốn sách của thư viện phải là một yếu tố đảm bảo cho nahf trường luôn đi đúng quỹ đạo giáo dục xã hộic hủ nghĩa, đảm bảo cho nhà trường là một trung tâm văn hóa, giáo dục của Đảng. 

2. Nguyên tắc có kế hoạch. 

Kế hoạch xây dựng vốn sách báo quán triệt mục tiêu đào tạo, nội dung giáo dục và phương hướng phát triển giáo dục. Mục tiêu đào tạo của trường phổ thông là: “ Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, nhằm tạo cơ sở ban đầu rất quan trọng của người Việt Nam mới…”. 

Mục tiêu đó quy định nội dung và phương pháp đào tạo của nhà trường, đồng thời cũng quy định chức năng, nhiệm vụ và nội dung kho sách của thư viện. Nội dung giáo dục của từng cấp học quy định nội dung kế hoạch cây dựng vốn sách báo của thư viện. Kế hoạch xây dựng vốn sách, báo cần phải quán triệt yêu cầu giáo dục gắn liền với mục tiêu kinh tế của từng địa phương. 

Thư viện phải có những tài liệu của địa phương xuất bản hoặc viết về địa phương đó giúp các em hiểu biết được truyền thống, đặc điểm tình hình địa lý, một số vấn đề kinh tế và xã hội, sự phát triển của địa phương mình. Kế hoạch xây dựng vốn sách báo phải phù hợp với số kinh phí được cấp. Kinh phí của thư viện bao gồm:   

- Kinh phí theo thông tư 30/TT-LB ngày 26-7-1990 của Liên Bộ Tài chính – Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 05/VP ngày 10-7-1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
- Tiền cho thuê sách giáo khoa. 
- Tiền trích quỹ bảo trợ cho nhà trường. 
- Tiền trích quỹ lao động sản xuất của nhà trường. 
- Tiền do các tổ chức kinh tế tập thể, các đoàn thể xã hội, các cá nhân, các tổ chức quốc tế giúp đỡ cho quỹ thư viện nhà trường. 
- Tiền đền bù của những cán bộ, giáo viên, học sinh mượn sách hoặc thuê sách làm hư hỏng, mất mát. 
- Tiền thu, thanh lí sách cũ của thư viện. Nắm vững kế hoạch xuất bản, phát hành sách từng năm. Bổ sung sách, báo cho thư viện phải tiến hành kịp thời, thường xuyên vì vậy, cán bột hư viện phải thường xuyên theo dõi kế hoạch xuất bản, phát hành thông qua mục lục giới thiệu sách mới của Nhà xuất bản giáo dục và những nhà xuất bản khác để xây dựng kế hoạch bổ sung. 

3. Nguyên tắc xây dựng vốn sách báo phù hợp với đặc điểm, tính chất và nhiệm vụ của thư viện trường phổ thông. 

Sách được bổ sung vào thư viện phải “phù hợp với mục tiêu và đối tượng đào tạo, chức năng và nhiệm vụ của nhà trường”. Kho sách của thư viện trường phổ thông phải có nội dung mang tính khoa học giáo dục sâu sắc. Phải căn cứ vào nội dung chương trình dạy và học cảu nhà trường, căn cứ vào nhu cầu đọc sách của giáo viên và học sinh mà tiến hành lựa chọn, bổ sung sách cho thư viện. 

Các hình thức và phương pháp xây dựng vốn sách, báo. 
Các hình thức xây dựng vốn sách báo. 
Khởi đầu. 

Là hình thức được áp dụng khi bắt đầu xây dựng thư viện. Bổ sung khởi đầu kết thúc khi kho sách hạt nhân đã có đủ các tài liệu cần thiết và thư viện đã có một số điều kiện căn bản cho phép mở cửa để phục vụ bạn đọc. Để bổ sung khởi đầu, cán bộ thư viện phải xác định rõ tính chất, nhiệm vụ của thư viện, nhu cầu về sách của bạn đọc. 

Hiện tại. 

Xây dựng vốn sách, báo hiện tại là việc làm thường xuyên của cán bộ thư viện kể từ khi thư viện mở cửa phục vụ bạn đọc. Đối tượng tài liệu cần là những xuất bản phẩm xuất bản trong thời gian hiện tại hoặc một vài năm trước đó. Để thư viện phục vụ sát, đúng yêu cầu giảng dạy và học tập của nhà trường, thư viện phải thường xuyên bổ sung sách mới, bảo đảm việc thu hút đông đảo giáo viên và học sinh đến thư viện. 

Xây sựng vốn sách báo hiện tại cần đảm bảo các yêu cầu sau: 

- Đầy đủ các loại ấn phẩm mới xuất bản có giá trị căn cứ vào bản giới thiệu sách mới hàng năm của nhà xuất bản Giáo dục và của các nhà xuất bản khác phù hợp với tính chất và nhiệm vụ của thư viện. - Kịp thời nhanh chóng, đảm bảo tính thời sự và thông tin của sách, báo.   
- Sách, báo có số lượng và chất lượng cân đối với số lượng bạn đọc và những nhu cầu của họ. 

Hoàn bị. 

Là hình thức xây dựng và củng cố vốn sách báo nhằm hoàn thiện kho sách của thư viện có đủ sách cần thiết, thỏa mãn cao nhất nhu cầu của bạn đọc. Yêu cầu của việc bổ sung hoàn bị là phải chính xác, không trùng lặp. Muốn đảm bảo được yêu cầu đó, cán bộ thư viện cần phải nghiên cứu kĩ kho sách, nhu cầu bạn đọc và nhiệm vụ của thư viện để phát hiện ra những chỗ thiếu, chưa hoàn chỉnh của kho sách 

Các việc cần làm để xây dựng kho sách. 
Nghiên cứu thư mục và các mục lục giới thiệu sách. 

Các loại thư mục và mục lục giới thiệu sách giúp cán bộ thư viện theo dõi những ấn phẩm đã xuất bản và phát hành, qua đó chọn được những cuốn sách tốt nhất phù hợp với yêu cầu của bạn đọc. Thư mục, mục lục giới thiệu sách là người cố vấn đắc lực nhất giúp cho cán bộ thư viện nghiên cứu, đánh giá chất lượng thành phần kho sách, xây dựng kế hoạch bổ sung sách. 

Nắm vững nội dung kho sách. 

Cán bộ thư viện cần phải thường xuyên kiểm tra hệ thống mục lục, các sổ đăng kí sách, báo để nắm vững nội dung kho sách thư viện. Nắm vững nội dung kho sách nhằm mục đích: Nếu thiếu sách gì thì sưu tầm thêm, ngược lại nếu thừa sách gì vì không phù hợp với nhu cầu bạn đọc thì có kế hoạch trao đổi hoặc loại trừ ra khỏi kho sách thư viện. 

Lập kế hoạch. 

Việc xây dựng kho sách phải được tiến hành có kế hoạch. Khi lập kế hoạch, cán bộ thư viện cần phải biết loại sách nào, thuộc lĩnh vực khoa học nào, phục vụ đối tượng nào và cần bao nhiêu bản… ( căn cứ vào danh ục giới thiệu sách mới của các nhà xuất bản, danh mục sách cần thiết cho thư viện trường phổ thông). 

Có hai loại kế hoạch: 

- Kế hoạch dài hạn: Là loại kế hoạch có tính chất tổng hợp, trên phương hướng phát triển của thư viện trong nhiều năm 
- Kế hoạch ngắn hạn: Căn cứ vào phương hướng, nhiệmv ụ cụ thể hàng năm và khoản kinh phí được cấp trong năm, cán bộ thư viện xây dựng kế hoạch ngắn hạn. Có 2 loại kế hoạch ngắn hạn: kế hoạch từng năm và kế hoạch từng học kì. 

Các nguồn sách báo bổ sung cho thư viện. 

Đặt mua theo hệ thống xuất bản, phát hành của ngành giáo dục. 
Đặt mua ở các hiệu sách nhân dân. 
Đặt quan hệ trao đổi giữa các thư viện. 
Vận động các lực lượng xã hội quyên góp sách cho thư viện nhà trường. 
Tìm mua tại các tủ sách cá nhân. 
Dựa vào hình thức kết nghĩa. 
Tổ chức các tủ sách vệ tinh bên cạnh kho sách của thư viện. 

Thanh lọc sách ra khỏi thư viện. 

Để đảm bảo tính tư tưởng khoa học và thời sự của kho sách, đồng thời với việc bổ sung sách mới cần phải thường xuyên nghiên cứu để kịp thời phát hiện và   thanh lọc những cuốn sách cũ, lạc hậu ra khỏi kho sách, thanh lọc sách cũng chính là một biện pháp tăng cường chất lượng kho sách, nâng cao hiệu quả sử dụng kho sách thư viện. 

Điều kiện để thanh lọc: 
- Những cuốn sách đã rách nát, hư hỏng trong quá trình sử dụng mà không có khả năng tu bổ để sử dụng được nữa, những cuốn sách mà tính chất thời sự không còn nữa, những cuốn sách có nội dung không phù hợp với yêu cầu mới của chương trình… 
- Một số sách tuy có nội dung tốt, có giá trị khoa học nhất định nhưng không phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trường, không phù hợp với đối tượng bạn đọc của thư viện, sách không được luân chuyển. Đối với loại sách này, cán bộ thư viện có thể tập hợp lạo và trao đổi với các thư viện khác. 

Để đảm bảo nguyên tắc quản lí tài sản, khi tiến hành thanh lọc sách ra khỏi thư viện phải được sự đồng ý của lãnh đạo nhà trường ( Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phụ trách công tác thư viện) và phải lập biên bản xuất khỏi kho sách thư viện, đồng thời phải ghi vào phần II của sổ đăng kí tổng quát ( Tổng số sách và báo chí xuất kho) và ghi vào cột “ Ngày và số biên bản xuất” trong sổ đăng kí cá biệt.


-----------------

Nếu có nhu cầu chia sẻ, tìm tài liệu về hoạt động của Thư viện trường học, hoặc tìm kiếm thông tin tuyển sinh, tuyển dụng, thi viên chức, thi biên chế bạn có thể truy cập nhóm Facebook Hội THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC (Click vào đây để vào nhóm) nhé! Hội THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC chỉ chia sẻ các hoạt động nghiệp vụ về Thư viện Trường học, tuyệt đối không có bán hàng, bạn yên tâm nhé!
Chúc bạn thành công với nghề Thư viện!!!.

LUẬT VẠN THÔNG

Powered by Blogger.