Ai là người đóng phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật?

2:50 PM

Ai là người đóng phí bảo hiểm tiền gửi

VANTHONGLAW - Bảo hiểm tiền gửi là một trong những bảo hiểm bắt buộc phải tham gia đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân. Việc tham gia bảo hiểm này nhằm đảm bảo quyền lợi cho các cá nhân có tiền gửi tại các tổ chức nêu trên. Nhằm duy trì sự tồn tại cũng như phát triển của loại bảo hiểm này thì cần có sự hỗ trợ của phí bảo hiểm. Vậy loại phí này là gì? Ai là người có nghĩa vụ phải đóng phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật? Xin mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây. 

Bài liên quan:

 

1. Phí bảo hiểm tiền gửi là gì?


Theo các văn bản pháp luật, phí bảo hiểm tiền gửi được định nghĩa như sau:

Khoản 5 Điều 4 Luật bảo hiểm tiền gửi:

"Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi."

Khoản 1 Mục I Công văn số: 397/CV-BHTG8 của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về việc hướng dẫn tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi:

“Phí bảo hiểm tiền gửi là Khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nghĩa vụ phải nộp cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để được bảo hiểm cho tiền gửi của khách hàng. Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;”

Từ những định nghĩa trên có thể thấy, phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền nhằm mục đích bảo hiểm cho tiền gửi của cá nhân được bảo hiểm, do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi. 


2. Chủ thể đóng phí bảo hiểm tiền gửi


Theo quy định của pháp luật tiền gửi thì ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân thì bắt buộc phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. 


Khi tham gia bảo hiểm tiền gửi thì các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nghĩa vụ phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại khoản 5 Điều 4 và khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm tiền gửi:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

5. Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.”

“Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

3. Nộp phí bảo hiểm tiền gửi đầy đủ và đúng thời hạn.”

Đồng thời một trong những hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 10 Luật Bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là không nộp phí bảo hiểm tiền gửi. Vì vậy, nếu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp đầy đủ phí bảo hiểm tiền gửi thì sẽ bị áp dụng các chế tài cụ thể theo pháp luật đồng thời buộc thực hiện nghĩa vụ đóng phí và tùy vào tính chất, mức độ mà có những khung chế tài phù hợp. 


3. Tổ chức thu phí bảo hiểm tiền gửi:


Tổ chức thu phí bảo hiểm tiền gửi là Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định tại Luật Bảo hiểm tiền gửi. Theo Điều 3 Nghị định số: 68/2013/NĐ-CP ngày 28/6/2013 thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có những đặc điểm như sau:

  • Tổ chức tài chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Là pháp nhân, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí. Nguồn thu của tổ chức bảo hiểm tiền gửi được miễn nộp các loại thuế.

Các quyền và nghĩa vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi được quy định tại Điều 13 Luật Bảo hiểm tiền gửi như sau:

“1. Xây dựng chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.

2. Đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.

3. Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

4. Cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.

5. Yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm.

6. Tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật này.

7. Quản lý, sử dụng và bảo toàn nguồn vốn bảo hiểm tiền gửi.

8. Chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật này.

9. Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

10. Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng.

11. Bảo đảm bí mật số liệu tiền gửi và tài liệu liên quan đến bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.

12. Tiếp nhận hỗ trợ theo nguyên tắc có hoàn trả từ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc vay của tổ chức tín dụng, tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ trong trường hợp nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm; tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để tăng cường năng lực hoạt động.

13. Tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Chính phủ.

14. Tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo hiểm tiền gửi, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ và phương thức quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.”

4. Hậu quả pháp lý khi đóng phí trễ hạn:


Nếu tổ chức có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm tiền gửi thực hiện việc nộp phí trễ hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật bảo hiểm tiền gửi

“Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp hoặc nộp không đầy đủ phí bảo hiểm tiền gửi và tiền phạt, thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích tài khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để nộp phí bảo hiểm tiền gửitiền phạt. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm xử lý.”

Trong đó, tiền phạt là khoản tiền được tính như sau: mỗi ngày nộp chậm bằng 0,05% số tiền nộp chậm căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm tiền gửi


Trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp hoặc nộp không đầy đủ phí bảo hiểm tiền gửi mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải trích tài khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để nộp phí theo quy định lần thứ hai, thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.


Ánh Tuyết
---
Khách hàng có nhu cầu "Tư vấn pháp lý doanh nghiệp; làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm nhà đất, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng; hợp thức hóa nhà đất; đăng ký thành lập doanh nghiệp...", vui lòng liên hệ:


Địa chỉ: 284 Lê Văn Quới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
Tra cứu pháp luật miễn phí: http://www.luatvanthong.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ

LUẬT VẠN THÔNG 

Ai là người đóng phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật? Ai là người đóng phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật?
910 1

Bài viết Ai là người đóng phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật?

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »