Không có tên trong Danh sách cử tri bầu Đại biểu Quốc hội, người dân có quyền khởi kiện ra Tòa án.

12:30 AM
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19

VANTHONGLAW - Hiến pháp năm 2013 quy định tại Khoản 1 Điều 7 Về việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Thông qua việc bầu cử, người dân lựa chọn Đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân để gián tiếp thông qua những đại biểu này, họ sẽ bầu các chức danh lãnh đạo Nhà nước tại trung ương (Chính phủ) hoặc địa phương (Ủy ban nhân dân). Đây là quyền của người dân. Để thực hiện quyền này, người dân phải có tên trong "Danh sách cử tri" do Ủy ban nhân dân cấp xã (hoặc cấp huyện) thành lập và xác nhận. Vậy nếu không có tên trong "Danh sách cử tri" người dân phải làm gì?

Bài liên quan

Luật Tố tụng hành chính năm 2015, tại chương XII quy định về việc người dân có quyền khiếu nại danh sách cử tri do UBND cấp xã lập trong 03 trường hợp sau đây:

- Người dân không có tên trong danh sách cử tri Trưng cầu ý dân
- Người dân không có tên trong danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội
- Người dân không có tên trong danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân

Luật Bầu cử đại biểu quốc hội (ĐBQH) và đại biểu HĐND năm 2015 quy định rất cụ thể về thẩm quyền lập, niêm yết và khiếu nại về danh sách cử tri.  

* Thẩm quyền lập danh sách cử tri  

Điều 31, Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND năm 2015 quy định, danh sách cử tri do UBND cấp xã lập theo từng khu vực bỏ phiếu. Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì UBND huyện có trách nhiệm lập danh sách cử tri theo từng khu vực bỏ phiếu. Danh sách cử tri trong đơn vị vũ trang nhân dân do chỉ huy đơn vị lập theo đơn vị vũ trang nhân dân để đưa vào danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu nơi đơn vị đóng quân. Quân nhân có hộ khẩu thường trú ở địa phương gần khu vực đóng quân có thể được chỉ huy đơn vị cấp giấy chứng nhận để được ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở nơi thường trú. Khi cấp giấy chứng nhận, chỉ huy đơn vị phải ghi ngay vào danh sách cử tri tại đơn vị vũ trang nhân dân bên cạnh tên người đó cụm từ “Bỏ phiếu ở nơi cư trú”.  

* Niêm yết danh sách cử tri  

Tại Điều 32, Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND năm 2015 quy định, chậm nhất là 40 ngày trước ngày bầu cử, cơ quan lập danh sách cử tri niêm yết danh sách cử tri tại trụ sở UBND cấp xã và tại những địa điểm công cộng của khu vực bỏ phiếu, đồng thời thông báo rộng rãi danh sách cử tri và việc niêm yết để nhân dân kiểm tra.  

* Khiếu nại về danh sách cử tri  

Theo Điều 33, Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND năm 2015 thì khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu phát hiện có sai sót thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết, công dân có quyền khiếu nại với cơ quan lập danh sách cử tri. Cơ quan lập danh sách cử tri phải ghi vào sổ những khiếu nại đó. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, cơ quan lập danh sách cử tri phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết kết quả giải quyết. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý về kết quả giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại TAND theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Luật Vạn Thông
Không có tên trong Danh sách cử tri bầu Đại biểu Quốc hội, người dân có quyền khởi kiện ra Tòa án. Không có tên trong Danh sách cử tri bầu Đại biểu Quốc hội, người dân có quyền khởi kiện ra Tòa án.
910 1

Bài viết Không có tên trong Danh sách cử tri bầu Đại biểu Quốc hội, người dân có quyền khởi kiện ra Tòa án.

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »