Nhận tiền chuyển khoản nhầm có nghĩa vụ hoàn trả không?

9:30 AM
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19

VANTHONGLAW - Những ngày gần đây, cư dân mạng đang xôn xao về vụ việc bạn L.T.H.P chuyển khoản nhầm vào tài khoản từ thiện của nữ ca sỹ Thủy Tiên số tiền 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu bảy đồng). Theo đó, nhiều người cho rằng việc chuyển khoản nhầm hoàn toàn do lỗi của người chuyển khoản do đó Thủy Tiên không có trách nhiệm phải hoàn trả lại. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì người nhận tiền chuyển khoản nhầm có nghĩa vụ trả lại tài sản không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây.  

Bài liên quan

Cơ sở pháp lý: 
- Bộ luật dân sự 2015; 
- Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; 
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình 

Theo quy định tại BLDS 2015: 

“Điều 165. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật 

1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây: 

a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản; 
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản; 
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật; 
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan; 
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan; 
e) Trường hợp khác do pháp luật quy định. 

2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. 

Điều 166. Quyền đòi lại tài sản 

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. 

2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.” 

Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả 

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này. 

Điều 580. Tài sản hoàn trả 

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được.” 

Căn cứ vào các quy định dẫn chiếu nêu trên thì người nhận tiền chuyển khoản nhầm là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật. Do đó, người chuyển khoản nhầm hoàn toàn có quyền đòi lại số tiền đã chuyển khoản. Đồng thời, bên nhận tiền chuyển khoản có nghĩa vụ phải hoàn trả đầy đủ số tiền đã nhận được.  

Nếu sử dụng, chiếm giữ tiền nhận chuyển khoản trái phép thì có thể bị xử lý như sau: 

- Xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP; 
- Xử lý hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau: 

“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản 

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. …”

Quy định hiện nay không cho phép ngân hàng tiết lộ thông tin cá nhân của người nhận cho người chuyển tiền. Ngân hàng cũng không được phép can thiệp tài khoản người nhận, tự ý hoàn trả số tiền chuyển nhầm khi chưa được sự đồng ý của chủ tài khoản nhận. Sau một thời gian nếu ngân hàng không liên lạc được với người nhận, hoặc nhận thấy họ cố tình không hoàn trả, người chuyển nhầm nên báo công an đề nghị hỗ trợ. Trên thực tế, cũng đã có trường hợp người nhận tiền bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản do cố tình không hoàn trả.

Quỳnh Như
Nhận tiền chuyển khoản nhầm có nghĩa vụ hoàn trả không? Nhận tiền chuyển khoản nhầm có nghĩa vụ hoàn trả không?
910 1

Bài viết Nhận tiền chuyển khoản nhầm có nghĩa vụ hoàn trả không?

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »