Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam.

3:00 AM
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW - Quy luật cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế khách quan tác  động một cách mạnh mẽ đến sự  tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.  Cạnh tranh vừa là đòn bẩy vừa là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp khai  thác và sử  dụng những tiềm năng nội lực của mình một cách có hiệu quả.  Cạnh tranh trong kinh doanh là quyền cơ bản của các chủ thể kinh doanh trên  thị trường và được pháp luật các nước bảo hộ. 

Bài liên quan

Các chủ thể kinh doanh có thể  sử dụng nhiều phương thức để cạnh tranh với nhau, trong đó có phương thức  cạnh tranh lành mạnh và phương thức cạnh tranh không lành mạnh.  Ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật Cạnh tranh được Quốc hội nước  Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 01  tháng 07 năm 2005. Với tư cách là công cụ pháp lý được sử dụng để loại bỏ  các biểu hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, điều chỉnh  mặt trái của cạnh tranh, đạo luật ra đời có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo  vệ sự  lành mạnh và khả năng phát triển của nền kinh tế  trong nước, bảo vệ  quyền tự  do kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, công bằng  không mang tính phân biệt đối xử. 

Đạo luật cũng khuyến khích các chủ  thể  kinh doanh cạnh tranh một cách lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất  cũng như năng lực hoạt động của doanh nghiệp thúc đẩy tiến trình toàn cầu  hóa, hội nhập của kinh tế  trong nước với nước ngoài nhanh chóng, sâu rộng  và hiệu quả hơn.  Trải qua hơn 11 năm thực thi Luật Cạnh tranh 2004, pháp luật về cạnh  tranh không lành mạnh nói chung cũng như pháp luật về chế tài đối với hành  vi cạnh tranh không lành mạnh nói riêng cơ bản đã có nhiều tác động thực tế  tới quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam. 

Tuy nhiên, sự phát triển  mạnh mẽ của nền kinh tế  thị  trường, sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế cùng với việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nhiều  hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã phát sinh mà chưa có biện pháp đấu  tranh có hiệu quả. Các chế tài trở nên chưa đủ mạnh để kiểm soát, loại bỏ các  hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ  thể kinh doanh. Thực tế đã  chứng minh việc điều tra và xử lý các vụ việc cạnh tranh do cơ quan Nhà nước  có thẩm quyền tiến hành chiếm số lượng rất ít so với thực tiễn xảy ra hành vi  cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. 

Luật Cạnh tranh năm 2004 được  đánh giá là một đạo luật thiếu tính chế tài đối với từng hành vi vi phạm cụ thể,  chế tài xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh vẫn nằm rải rác ở các văn  bản pháp luật khác nhau, kể cả các văn bản dưới Luật. Thực tế đó đã dẫn đến  tình trạng cạnh tranh không lành mạnh vẫn biểu hiện ở nhiều khía cạnh, nhiều  dạng thức và gây ra nhiều tranh chấp trong giới kinh doanh, ảnh hưởng đến trật  tự quản lý kinh tế của Nhà nước.  

Vì thế, việc nghiên cứu các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cùng  với các quy định về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là rất  cần thiết, qua đó định hướng các giải pháp nhằm đảm bảo hoàn thiện pháp  luật chống cạnh tranh không lành mạnh theo hướng thiết lập các chế  tài phù  hợp, đầy đủ, thống nhất và đủ tính nghiêm khắc để tạo một môi trường kinh  doanh bình bẳng và công bằng. Đây cũng chính là lý do mà tôi lựa chọn đề tài  “Chế  tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật  cạnh tranh Việt Nam” để nghiên cứu và làm luận văn thạc sĩ Luật học của  mình.

Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st

Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam. Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật  cạnh tranh Việt Nam.
910 1

Bài viết Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam.

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »