Thủ tục hòa giải, đối thoại tại Tòa án – Mẫu đơn đồng ý/không đồng ý tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án

10:53 AM

          Thủ tục hòa giải, đối thoại tại Tòa án – Mẫu đơn đồng ý/không đồng ý tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án


I. Hòa giải, đối thoại tại Tòa án là gì?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì Hòa giải, đối thoại tại Tòa án là thủ tục được thực hiện trước khi Tòa án thụ lý vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Từ căn cứ nêu trên, có thể hiểu Hòa giải, đối thoại tại Tòa án không phải là một thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án mà là một thủ tục xảy ra khi tranh chấp chưa được thụ lý. Thủ tục này cùng với sự hỗ trợ của những Hòa giải viên có kinh nghiệm là nền tảng giúp các đương sự dễ dàng giải quyết vụ án theo hướng đi đến thống nhất chung, hài hòa về mặt lợi ích, hạn chế tốn kém về tiền bạc, thời gian cho đương sự; Đồng thời giảm thiểu số lượng vụ án cần giải quyết cho các cấp Tòa án.

II. Trình tự tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Trình tự hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:

1. Người khởi kiện, người yêu cầu gửi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính kèm theo tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

2. Tòa án nhận đơn, vào sổ nhận đơn, xác nhận việc nhận đơn.

3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, nếu không thuộc trường hợp không tiến hành hòa giải thì Tòa án thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện, người yêu cầu biết về quyền được lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên theo quy định của Luật này.

4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người khởi kiện, người yêu cầu phải trả lời bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác cho Tòa án biết về những nội dung đã được Tòa án thông báo.

Trường hợp người khởi kiện, người yêu cầu trực tiếp đến Tòa án trình bày ý kiến thì Tòa án lập biên bản ghi nhận ý kiến; biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của họ. Hết thời hạn này thì tùy từng trường hợp, Tòa án xử lý như sau:

a) Phân công Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại thực hiện nhiệm vụ nếu người khởi kiện, người yêu cầu có ý kiến đồng ý hòa giải, đối thoại;

b) Chuyển đơn để xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng nếu người khởi kiện, người yêu cầu có ý kiến không đồng ý hòa giải, đối thoại;

c) Thông báo lại lần thứ hai cho người khởi kiện, người yêu cầu biết để thực hiện quyền lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên nếu người này chưa có ý kiến trả lời.

5. Nếu quá thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo lần thứ hai mà người khởi kiện, người yêu cầu vẫn không trả lời thì Tòa án phân công Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

6. Trường hợp người khởi kiện, người yêu cầu đồng ý hòa giải, đối thoại hoặc trường hợp họ không trả lời Tòa án thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại chỉ định Hòa giải viên.

7. Tòa án thông báo bằng văn bản về việc chuyển vụ việc sang hòa giải, đối thoại và văn bản chỉ định Hòa giải viên cho Hòa giải viên, người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trường hợp Hòa giải viên được lựa chọn thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác thì văn bản chỉ định Hòa giải viên phải được gửi cho Tòa án đó.

8. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về việc chuyển vụ việc sang hòa giải, đối thoại, người bị kiện phải trả lời bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác về việc đồng ý hoặc không đồng ý tiến hành hòa giải, đối thoại. Hết thời hạn này thì tùy từng trường hợp mà xử lý như sau:

a) Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại nếu người bị kiện đồng ý hòa giải, đối thoại hoặc không trả lời Tòa án;

b) Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại chỉ định Hòa giải viên khác nếu người bị kiện đề nghị thay đổi Hòa giải viên;

c) Tòa án chuyển đơn để xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng nếu người bị kiện không đồng ý hòa giải, đối thoại.

* Lưu ý: Thời gian nhận, giải quyết đơn khởi kiện, đơn yêu cầu theo quy định của Luật này không tính vào thời hiệu khởi kiện, thời hạn xử lý đơn theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sựLuật Tố tụng hành chính nếu vụ việc được giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng.

III. Mẫu đơn đồng ý/không đồng ý tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án

1. Mẫu đơn đồng ý tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án


2. Mẫu đơn không đồng ý tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án



Bích Trâm
---
Khách hàng có nhu cầu "Tư vấn pháp lý doanh nghiệp; làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm nhà đất, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng; hợp thức hóa nhà đất; đăng ký thành lập doanh nghiệp...", vui lòng liên hệ:


Địa chỉ: 284 Lê Văn Quới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
Tra cứu pháp luật miễn phí: http://www.luatvanthong.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
LUẬT VẠN THÔNG
Thủ tục hòa giải, đối thoại tại Tòa án – Mẫu đơn đồng ý/không đồng ý tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án Thủ tục hòa giải, đối thoại tại Tòa án – Mẫu đơn đồng ý/không đồng ý tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án
910 1

Bài viết Thủ tục hòa giải, đối thoại tại Tòa án – Mẫu đơn đồng ý/không đồng ý tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »