Người lao động nghỉ việc cần phải báo trước bao nhiêu ngày?

12:00 PM

NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHỈ VIỆC CẦN PHẢI BÁO TRƯỚC BAO NHIÊU NGÀY?

VANTHONGLAW Bộ luật Lao động 2019 ra đời có hiệu lực vào ngày 01/01/2021 có nhiều sự thay đổi so với Bộ luật Lao động 2012 nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi cho người lao động. Có thể kể đến việc cho phép người lao động nghỉ việc không cần lý do mà chỉ cần báo trước cho người sử dụng lao động. Vậy thời hạn báo trước khi nghỉ việc là như thế nào, chúng ta hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Bài liên quan

>>> Khi nào kết thúc thời gian thử việc nhưng không cần ký tiếp hợp đồng lao động? 
>>> Quy định về hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động hiện hành
>>> Tiền lương và tiền công có khác nhau không?
>>> Quyền lợi của người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
>>> Thủ tục khởi kiện đòi tiền lương như thế nào?

Cơ sở pháp lý:

- Nghị định số 145/2020/NĐ-CP
- Bộ luật Lao động 2019

Theo Bộ luật Lao động hiện hành, tuỳ vào từng trường hợp, người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần lý do mà chỉ cần báo trước cho người sử dụng lao động theo thời hạn được quy định như sau:
- Nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn: cần báo trước ít nhất 45 ngày;
- Nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng: cần báo trước ít nhất 30 ngày;
- Nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng: cần báo trước ít nhất 03 ngày làm việc.

- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:

- Ít nhất 120 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên;

- Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.

Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định ngành, nghề công việc đặc thù gồm:

a) Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay;

b) Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

c) Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;

d) Trường hợp khác do pháp luật quy định. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ngày mà không cần phải báo trước, cụ thể như:
- Người lao động không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận (trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019);
- Người lao động không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn (trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019);
- Người lao động bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019;
- Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Trên đây là những điểm nổi bật trong Bộ luật Lao động 2019 liên quan đến thời hạn thông báo trước khi nghỉ việc của người lao động. Có thể nhận thấy Bộ luật Lao động 2019 tạo sự cân bằng cần thiết trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, khi người lao động không cần lý do để nghỉ việc nhưng người sử dụng lao động luôn cần có lý do chính đáng để cho người lao động nghỉ việc.

Tóm lại, người lao động trước khi nghỉ việc cần xác định loại hợp đồng lao động đã ký với người sử dụng lao động để đảm bảo việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật. Nếu không tuân theo thời hạn báo trước, tự ý nghỉ việc hoặc gây thiệt hại trong công việc thì người sử dụng lao động vẫn có thể áp dụng quy định tại các Điều 35, Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Ngoài ra, trường hợp muốn nghỉ trước thời hạn theo quy định trong hợp đồng, người lao động cũng có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để cùng xem xét chấm dứt hợp đồng trước hạn đúng quy định pháp luật.

 Nhất Vinh

---

Khách hàng có nhu cầu "Tư vấn pháp lý doanh nghiệp; hướng dẫn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong quan hệ lao động; làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm nhà đất, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng; hợp thức hóa nhà đất; đăng ký thành lập doanh nghiệp...", vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: 284 Lê Văn Quới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 096 924 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
Tra cứu pháp luật miễn phí: http://www.luatvanthong.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ

LUẬT VẠN THÔNG

Người lao động nghỉ việc cần phải báo trước bao nhiêu ngày? Người lao động nghỉ việc cần phải báo trước bao nhiêu ngày?
910 1

Bài viết Người lao động nghỉ việc cần phải báo trước bao nhiêu ngày?

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »