Nhà xây dựng trên đất nông nghiệp trồng lúa có hợp thức hóa được không?

12:00 AM
Nhà xây dựng trên đất nông nghiệp trồng lúa có hợp thức hóa được không?
vạn thông law, công ty luật, công ty luật vạn thông, hợp thức hóa nhà xây trên đất nông nghiệp nghiệp
VANTHONGLAW.COM - Khách hàng đặt câu hỏi như sau: Tôi có căn nhà xây dựng không phép trên đất trồng lúa 100m2 vào năm 2010. Hiện tại xung quanh khu đất của tôi đã thành khu dân cư đông đúc. Từ đó tôi dự định sẽ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở và hợp thức hóa nhà đất. Nhưng khi tiến hành xin chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan Nhà nước cho biết do hiện trạng là đất nông nghiệp và có công trình nhà ở tự ý xây dựng không phép nên không có cở sở xem xét cho chuyển mục địch sử dụng đất.
Bài liên quan

Như vậy nhà xây dựng không phép trên đất nông nghiệp có được phép tồn tại và hợp thức hóa hay không?

Để trả giải đáp cho câu hỏi của bạn, chúng tôi đưa ra những ý kiến sau:

Xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp là trường hợp khá phổ biến hiện nay, nguyên nhân do nhu cầu nhà ở ngày càng cao, tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng quy hoạch xây dựng chưa theo kịp với sự phát triển thực tế, dẫn đến tình trạng người dân tự ý xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp trong khi vẫn chưa được chính quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Như vậy những căn nhà được xây dựng trên đất nông nghiệp có phải buộc tháo dỡ không thì căn cứ vào một trong những quy định sau:

Căn cứ Luật xây dựng 2014, Nhà ở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Trên hết, nhà ở xây dựng trên đất nông nghiệp cần phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất. Ngoài ra, điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ vẫn phải phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt. Do đó, về mặt quy định của pháp luật về đất đai, nhà xây dựng trên đất nông nghiệp nói chung không đủ điều kiện để cấp giấy phép.

Căn cứ nghị định 139/2017/NĐ-CP về Xử lý Vi phạm quy định về trật tự xây dựng, những hình thức xử phạt hành chính gồm: Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựngBiện pháp khắc phục hậu quả sẽ gồm Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải mọi trường hợp đều phải buộc tháo dỡ công trình vì nhà ở được phép tồn tại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Xảy ra sau ngày 04/01/2008 mà đã kết thúc trước ngày 15/01/2018;
2. Không vi phạm chỉ giới xây dựng;
3. Không gây ảnh hưởng các công trình lân cận;
4. Không có tranh chấp;
5. Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp;
6. Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Từ những quy định nêu trên, mặc dù nhà xây dựng trên đất nông nghiệp, chưa đúng với mục đích sử dụng đất, tuy nhiên đất của bạn thuộc diện được phép chuyển mục đích sử dụng đất do phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng nên có cơ sở để xin tồn tại nhà đã xây dựng trên đất nông nghiệp trồng lúa. Vấn đề nằm ở chỗ đất nông nghiệp đã có nhà nên không thể chuyển mục đích sử dụng đất, nhà xây dựng trên đất nông nghiệp dẫn đến không thể hợp thức hóa nhà.

Do đó những trường hợp này cần xin ý kiến của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.


Khách hàng có nhu cầu "Hợp thức hóa nhà xây dựng trên đất nông nghiệp", vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 284 Lê Văn Qưới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
Linh Quốc/Luật Vạn Thông

Nhà xây dựng trên đất nông nghiệp trồng lúa có hợp thức hóa được không? Nhà xây dựng trên đất nông nghiệp trồng lúa có hợp thức hóa được không?
910 1

Bài viết Nhà xây dựng trên đất nông nghiệp trồng lúa có hợp thức hóa được không?

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »