Kiểm soát đặc biệt là gì? Khi nào ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt

9:00 PM

 


VANTHONGLAW - Mới đây, một ngân hàng lớn có tiếng trong hệ thống tín dụng bị Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt đã gây nên hoang mang cho dư luận và người trực tiếp sử dụng dịch vụ tại ngân hàng này nói riêng bởi việc bị đưa vào diện kiếm soát đặc biệt là một trong những dấu hiệu của sự bất ổn và tín hiệu xấu đối với ngân hàng đó. Vậy kiểm soát đặc biệt là gì và tại sao ngân hàng lại được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt? Kính mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này.

Bài liên quan:


1. Kiểm soát đặc biệt là gì?

Kiểm soát đặc biệt theo quy định tại khoản 34.4 Điều 4 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi, bổ sung 2017 là:

“Kiểm soát đặc biệt là việc đặt một tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Mục 1 Chương VIII của Luật này.”

Như vậy, có thể hiểu kiểm soát đặc biệt là một biện pháp nghiệp vụ nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến ngân hàng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung. Vậy nên, việc đặt một tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước là nhằm ổn định lại tổ chức đó thông qua các phương án cụ thể cũng như không để xảy ra đổ vỡ tổ chức tín dụng ngoài tầm kiểm soát và đảm bảo giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, tài sản của người dân được an toàn.

Qua định nghĩa nêu trên, có hai chủ thể được nhắc tới là chủ thể bị kiểm soát đặc biệt là tổ chức tín dụng và chủ thể thực hiện việc kiểm soát đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, Tổ chức tín dụng được quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

“...là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.”

 Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 16/2017/NĐ-CP của Chính phủ như sau:

“Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.”

Qua định nghĩa của hai khái niệm Tổ chức tín dụng và Ngân hàng Nhà nước nêu trên, cần có sự phân biệt rõ về hai thuật ngữ là Ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ có một Ngân hàng trung ương duy nhất là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cơ quan này được điều chỉnh bởi Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 và thực hiện việc quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Còn Ngân hàng nói chung là một hình thức của tổ chức tín dụng, việc thành lập, tổ chức và hoạt động chịu sự điều chỉnh của Luật Các tổ chức Tín dụng 2010, sửa đổi, bổ sung 2017. Đồng thời tổ chức này chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chính vì thế nên mới phát sinh việc ngân hàng -  tổ chức tín dụng bị Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt khi lâm vào một số trường hợp cụ thể theo Luật định.


2. Khi nào ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt


Một ngân hàng nói riêng hay tổ chức tín dụng nói chung được xem xét đặt vào kiểm soát đặc biệt theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

“Điều 145. Trường hợp đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt

1. Tổ chức tín dụng được xem xét đặt vào kiểm soát đặc biệt khi lâm vào một trong các trường hợp sau đây:

a) Mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

b) Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;

c) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục;

d) Xếp hạng yếu kém trong 02 năm liên tục theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.”

Trường hợp ngân hàng mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán thì tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. 


Nếu tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả nhưng không báo cáo ngay chó Ngân hàng Nhà nước thì theo quy định tại khoản 6, 7 Điều 47 Nghị định 88/2019/NĐ-CP của Chính phủ thì tổ chức sẽ bị:

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm này. 


3. Thành lập Ban kiểm soát đối với tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt:


Sau khi xem xét và đưa ra quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt thì Ngân hàng Nhà nước thành lập Ban kiểm soát đặc biệt để kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng đó.  


Theo quy định tại khoản 2 Điều 145 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi, bổ sung 2017 thì Ngân hàng nhà nước quy định về những nội dung đối với Ban kiểm soát đặc biệt như sau:

“a) Hình thức kiểm soát đặc biệt, thời hạn kiểm soát đặc biệt, gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt, công bố thông tin về việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng;

b) Thành phần, số lượng, cơ cấu, cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát đặc biệt phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.”


4. Phương án cơ cấu lại đối với tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt:

Khi một tổ chức được đưa vào kiểm soát đặc biệt thì việc thực hiện cơ cấu lại tổ chức tín dụng là việc buộc phải thực hiện nhằm khắc phục tình trạng bất ổn và khôi phục lại sự ổn định của tổ chức tín dụng đó. Theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng thì các phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng, đối tượng áp dụng và cơ quan có thẩm quyền được trình bày trong bảng dưới đây:

Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng 

Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

Đối tượng áp dụng 



Phương án phục hồi


Thủ tướng Chính phủ

Ngân hàng thương mại; Ngân hàng hợp tác xã;

Công ty tài chính;

Ngân hàng Nhà nước

Quỹ tín dụng nhân dân;

Tổ chức tài chính vi mô;


Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp


Thủ tướng Chính phủ

Ngân hàng thương mại;

Ngân hàng hợp tác xã;

Công ty tài chính;


Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng thương mại;

Ngân hàng hợp tác xã;

Công ty tài chính;




Phương án giải thể




Chính phủ

Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không hoàn thành việc xây dựng phương án phục hồi; 

Tổ chức tín dụng đủ điều kiện giải thể theo quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp, hợp tác xã; 

Phương án chuyển giao bắt buộc

Chính phủ

Ngân hàng thương mại 

Phương án phá sản


Chính phủ

Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt lâm vào tình trạng phá sản.


5. Chấm dứt kiểm soát đặc biệt:

Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc một trong các trường hợp sau đây:


1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt khắc phục được tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt và tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật Các tổ chức Tín dụng 2010, sửa đổi, bổ sung 2017.


2. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được sáp nhập, hợp nhất vào tổ chức tín dụng khác hoặc bị giải thể.


3. Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để tiến hành thủ tục phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.


Nhìn chung, hệ thống các tổ chức tín dụng đóng một vai trò chủ chốt trong thị trường tín dụng nói riêng và thị trường tài chính, thị trường tiền tệ nói riêng vì vậy, việc đảm bảo hệ thống các tổ chức tín dụng tồn tại và phát triển lành mạnh là một trong những yếu tố cần thiết để nền kinh tế nước nhà có thể phát triển bền vững. Khi phát hiện tổ chức tín dụng, cụ thể là ngân hàng có những dấu hiệu yếu kém trong công tác nghiệp vụ chuyên môn cũng như không đáp ứng được những chuẩn mực an toàn hoạt động theo quy định của pháp luật thì việc đặt tổ chức đang có vấn đề đó dưới sự kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước là điều hoàn toàn cần thiết để đảm bảo hạn chế tối thiểu rủi ro có thể xảy ra đối với tổ chức tín dụng nói riêng và hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung. 

Ánh Tuyết
---
Khách hàng có nhu cầu "Tư vấn pháp lý doanh nghiệp; làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm nhà đất, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng; hợp thức hóa nhà đất; đăng ký thành lập doanh nghiệp...", vui lòng liên hệ:


Địa chỉ: 284 Lê Văn Quới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
Tra cứu pháp luật miễn phí: http://www.luatvanthong.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
LUẬT VẠN THÔNG
Kiểm soát đặc biệt là gì? Khi nào ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt Kiểm soát đặc biệt là gì? Khi nào ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt
910 1

Bài viết Kiểm soát đặc biệt là gì? Khi nào ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »