Tội phạm về việc mua bán hàng tỷ dữ liệu cá nhân

12:00 AM
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19

VANTHONGLAW - Ngày 18/5, Bộ Công an cho biết Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa triệt phá đường dây thu thập, chiếm đoạt, mua bán trái phép dữ liệu quy mô lớn tại Việt Nam. Đây là loại tội phạm trực tiếp xâm hại quyền được bảo vệ về thông tin của cá nhân, cơ quan, tổ chức bằng cách sử dụng công nghệ thông tin, mạng viễn thông, phương tiện điện tử, xâm hại trật tự an toàn xã hội.

Bài liên quan

– Tội phạm được thực hiện thông qua một trong các hành vi khách quan sau: 
 
+ Đưa mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật như thông tin có nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân; kích động tội ác, tệ nạn xã hội, thuần phong mỹ tục… trừ 4 trường hợp sau: 

1. Các hành vi được quy định tại Điều 117 BLHS năm 2015: phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như xuyên tạc, phỉ bang chính quyền nhân dân, thông tin có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, gây chiến tranh tâm lý…; 

2. Các hành vi được quy định tại Điều 155 BLHS năm 2015: làm nhục người khác bằng cách đưa thông tin xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác; 

3. Tại Điều 156 BLHS năm 2015: Hành vi vu khống người khác bằng cách bịa đặt thông tin nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người khác hoặc tố cáo người khác phạm tội với cơ quan nhà nước; 

4. Theo Điều 326 BLHS năm 2015: Hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.  

+ Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu hoặc người quản lý thông tin đó. (Thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân là những thông tin thuộc sở hữu của cơ quan, tổ chức cá nhân được pháp luật bảo vệ như tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại, địa chỉ, bí mật đời tư của cá nhân; thông tin, bí mật của tổ chức; các thông tin khác được Hiến pháp, Bộ luật Dân sự…quy định bảo vệ.)  

+ Các hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông như theo dõi thu thập thông tin bất hợp pháp về cá nhân, tổ chức khác; không được phép sử dụng thông tin nhưng vẫn sử dụng; không đăng ký, chưa được cấp phép nhưng vẫn sử dụng thông tin…  

– Hậu quả của tội phạm là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm, hành vi trên chỉ bị coi là tội phạm nếu thuộc một trong những trường hợp sau: 

Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên; Gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát; Dẫn đến biểu tình; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam.  

– Chủ thể của tội phạm: Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực TNHS theo quy định của BLHS năm 2015.  

– Điều 288 BLHS năm 2015 quy định 2 khung hình phạt chính, gồm:  

+ Khung 1: Có mức hình phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với một trong những trường hợp phạm tội sau: Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân.  

+ Khung 2: Người phạm tội bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với các trường hợp phạm tội: Có tổ chức; Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông (là trường hợp người phạm tội đã sử dụng quyền quản lý, vận hành, khai thác và duy trì hoạt động ổn định hệ thống mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị điện tử để phạm tội); Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên; Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát (là trường hợp do bị xâm phạm bí mật cá nhân nên người bị xâm phạm đã có hành vi tự sát, không kể người đó có bị chết hay không); Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam; Dẫn đến biểu tình (biểu tình là việc một số lượng người tụ họp đông đảo để bày tỏ ý chí, nguyện vọng và biểu dương lực lượng. Ở đây phải được hiểu là biểu tình bất hợp pháp, không được sự cho phép của nhà nước)  

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ . 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông 
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:  
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;  
b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;  
c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.  

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:  
a) Có tổ chức;  
b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;  
c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;  
d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;  
đ) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;  
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;  
g) Dẫn đến biểu tình.  

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo CA Quảng Bình
Tội phạm về việc mua bán hàng tỷ dữ liệu cá nhân Tội phạm về việc mua bán hàng tỷ dữ liệu cá nhân
910 1

Bài viết Tội phạm về việc mua bán hàng tỷ dữ liệu cá nhân

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »