Xử phạt người dùng smartphone không cài đặt Bluezone theo tình hình thực tế của địa phương.

10:37 AM
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19

VANTHONGLAW - Việc cài đặt ứng dụng trên điện thoại thông minh thuộc về quyền cá nhân của người sử dụng, không tổ chức, cá nhân nào có quyền cưỡng ép một người phải sử dụng hoặc không được sử dụng một ứng dụng. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến rất phức tạp, dấu hiệu lây lan nhanh chóng dù vẫn đang trong tầm kiểm soát nhất định của cơ quan chức năng, thì việc các cơ quan chức năng gửi tin nhắn nhấn mạnh YÊU CẦU người dân cài ứng dụng Bluezone để hạn chế tiếp xúc nguồn lây bệnh và sẽ tiến hành xử phạt nếu không cài ứng dụng Bluezone trên điện thoại thông minh được pháp luật quy định như thế nào?

Bài liên quan

Quy định pháp luật liên quan dịch bệnh COVID-19

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tình trạng khẩn cấp được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 và Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp năm 2000...

Đối với việc ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch, nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục được thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm mà trực tiếp là Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2008, 2018. Cụ thể, tại Điều 42 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, trường hợp dịch bệnh lây lan trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước thì phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ; trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.


Về việc cài đặt ứng dụng Bluezone và ứng dụng khác

Bộ Y tế yêu cầu người dân có điện thoại thông minh cần cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone và bật chế độ Bluetooth khi đến nơi đông người. Theo Bộ Y tế, việc khai báo y tế điện tử, sử dụng ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần và kiểm soát người vào - ra các địa điểm công cộng bằng mã QR Code được áp dụng cho người dân; các địa điểm kinh doanh, làm việc, giải trí và nơi tập trung đông người. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người dân có smartphone cần cài đặt, sử dụng các ứng dụng khai báo y tế để khai báo y tế điện tử và sinh mã QR Code. Khi đến nơi công cộng, tập trung đông người phải cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone và bật chế độ Bluetooth.

Người thuộc diện cách ly y tế hoặc giám sát y tế sau cách ly có smartphone phải cài đặt ứng dụng khai báo y tế VHD và ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần.

Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm việc cài đặt, sử dụng ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần, xử phạt các trường hợp có smartphone nhưng không thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng theo quy định trên cơ sở tình hình dịch COVID-19 và điều kiện thực tế tại địa phương. Đồng thời, quyết định khu vực, địa điểm đang có ổ dịch COVD-19 trên cơ sở tham mưu của Sở Y tế để áp dụng nghiêm các biện pháp chống dịch phù hợp mà không áp dụng hướng dẫn.

Ngày 29/5/2021, trong tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, Bộ y tế đã ban hành Quyết định số 2666/QĐ-BYT với nội dung Hướng dẫn sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Trang chủ ứng dụng Bluezone - https://bluezone.gov.vn/ 

Luật Vạn Thông
Xử phạt người dùng smartphone không cài đặt Bluezone theo tình hình thực tế của địa phương. Xử phạt người dùng smartphone không cài đặt Bluezone theo tình hình thực tế của địa phương.
910 1

Bài viết Xử phạt người dùng smartphone không cài đặt Bluezone theo tình hình thực tế của địa phương.

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »