Giá trị pháp lý của văn bản công chứng.

12:00 AM
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW - Trong nền kinh tế thị trường, các giao dịch dân sự, kinh tế, thương  mại luôn có xu hướng gia tăng cả về số lượng và tính phức tạp. Cùng với đó, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nguy cơ xảy ra tranh chấp trong các giao dịch này cũng ngày một gia tăng. Khi đã xảy ra tranh chấp, một loạt các vấn đề phát sinh mà hậu quả của nó chính là việc làm mất thời gian, chi phí, gây tổn hại đến uy tín, danh dự của tổ chức cá nhân tham gia giao kết, đồng thời gây mất ổn định trong xã hội. 

Bài liên quan
>>> Thẩm quyền hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
>>> Luận văn thạc sĩ "Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 ở Việt Nam hiện nay."
>>> Luận văn thạc sĩ "Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật Việt Nam hiện nay".
>>> Luận văn thạc sĩ “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng” [PDF]
>>> Các loại đất theo quy định của Luật đất đai năm 2013

Chính vì thế, nhu cầu hình thành và phát triển một thiết chế pháp luật tích cực để có thể phòng ngừa, ngăn chặn tranh chấp phát sinh trong giao lưu dân sự, kinh tế và thương mại như đã nêu trên là một  đòi hỏi khách quan. Ở nhiều nước trên thế giới, nhất là những nước theo hệ thống dân luật, từ lâu đã tồn tại một thiết chế pháp luật cho phép phòng ngừa các tranh chấp một cách tích cực, chủ động và hiệu quả. Đó là thiết chế công chứng. 

Với chức năng tham gia vào quá trình thỏa thuận, giao kết các hợp đồng, giao dịch, công chứng viên có trách nhiệm giúp các bên tham gia giao kết thể hiện ý chí của mình một cách vô tư, khách quan, đúng pháp luật, giải quyết các xung đột về mặt lợi ích giữa các chủ thể này, qua đó loại bỏ những nguyên  nhân gây ra tranh chấp. Việc tham gia vào quá trình giao kết hợp đồng của công chứng viên  như đã nêu trên có thể được thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau nhưng kết quả cuối cùng của quá trình đó được thể hiện dưới một hình thức chung nhất là những hợp đồng, giao dịch đã được công chứng hay còn gọi là văn bản công chứng.

Tùy theo truyền thống pháp lý và điều kiện thực tế của mỗi quốc gia, văn bản công chứng được thể hiện theo những kết cấu và nội dung khác nhau; được pháp luật thừa nhận với những giá trị pháp lý cũng tương đối đa dạng. Nhưng nhìn chung, việc quy định về văn bản công chứng và xác định giá trị  pháp lý của loại văn bản này luôn được coi là một trong những vấn đề mang tính cốt lõi trong pháp luật về công chứng, bởi trước hết nó quyết định lý do tồn tại của chính thiết chế công chứng trong đời sống xã hội, pháp lý của mỗi  nước và sau đó là quyết định các vấn đề khác có liên quan như trình tự, thủ  tục công chứng, tiêu chuẩn, trình độ công chứng viên...  

Ở nước ta, mặc dù có thời gian hình thành và phát triển chưa dài  nhưng có thể thấy được vai trò của thiết chế công chứng được thể hiện ở  nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Cùng với việc hoàn thiện pháp luật về công chứng,  các quy định của pháp luật về giá trị pháp lý của văn bản công chứng cũng  từng bước được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp. Nếu như tại Nghị định số 45/HĐBT ngày 7/2/1991 (văn bản pháp lý đầu tiên quy định về công chứng) mới chỉ quy định "các hợp đồng và giấy tờ được công chứng có giá trị chứng  cứ" thì đến Luật Công chứng năm 2006, các quy định về văn bản công chứng  và giá trị pháp lý của văn bản công chứng đã được quy định một cách tương  đối khái quát, rõ ràng và đầy đủ hơn, với hai giá trị cơ bản đó là giá trị chứng cứ và hiệu lực thi hành. 

Có thể nói, với quy định này, Luật Công chứng đã đi  tiếp một bước trong việc đưa công chứng nước ta tiến gần hơn với thông lệ  của công chứng Latin trên thế giới, thể hiện vai trò của công chứng với chức  năng bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, đồng thời hạn chế nhiều vụ kiện tại tòa án. Bên cạnh Luật Công chứng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cũng có những quy định liên quan đến giá trị pháp lý của văn bản công chứng như Bộ  luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở...  

Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy quy định về giá trị pháp lý của văn  bản công chứng trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay còn chưa đầy  đủ, mang tính hình thức, chưa có cơ chế để thực hiện trên thực tế (nhất là vấn đề về hiệu lực thi hành). Bên cạnh đó, một số quy định còn chưa rõ hoặc có  nội dung chồng chéo, thậm chí vô hiệu hóa nhau dẫn đến tình trạng nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân chưa nhận thức đúng, đầy đủ và thực sự tôn trọng. Chính điều này cũng làm ảnh hưởng đến vị trí, vai trò của công chứng trong đời sống xã hội nhất là trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp, cải cách  hành chính phục vụ việc xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay. 

Do đó, việc nghiên cứu về giá trị pháp lý của văn bản công chứng để từ đó làm cơ sở  tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này cũng như những  quy định của các quy định của pháp luật có liên quan là một nhu cầu cấp thiết. Thực tiễn công tác tại Bộ Tư pháp - cơ quan chịu trách nhiệm giúp Chính phủ  quản lý nhà nước về công chứng cũng là lý do giúp tác giả  lựa chọn đề tài "Giá trị pháp lý của văn bản công chứng" làm đề  tài nghiên cứu của luận  văn thạc sĩ Luật học.

Thạc sĩ Đỗ Đức Hiển

Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st

Giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng.
910 1

Bài viết Giá trị pháp lý của văn bản công chứng.

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »