Nhà cho thuê do người vượt biên trái phép để lại, chủ sở có được nhà nước công nhận không?

9:15 AM
Nhà cho thuê do người vượt biên trái phép để lại, chủ sở có được nhà nước công nhận không?
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW - Thời gian đầu sau giải phóng là thờigian khó khăn của người dân và chính quyền trong việc chung tay xây dựng lại đất nước. Điều tiên quyết hàng đầu của chình quyền miền Nam Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung là tập trung vào việc cải cách ruộng đất, quản lý và quốc hữu hóa đất nước. Việc ban hành Quyết định số 111/CP ngày 14/4/1977, quyết định “Về việc ban hành chính sách quản lý và cải tạo xã hội” đã giúp giải quyết rất nhiều vấn đề đối với việc quản lý về nhà đất.

Bài viết liên quan!
>>> Thủ tục rút sổ tiết kiệm của người đã mất
>>> Đối tượng, mức hỗ trợ giảm tiền do ảnh hưởng của dịch Covd đợt 4
>>> Tài sản đứng tên riêng vợ, chồng giải quyết thế nào khi ly hôn
>>> Công ty tài chính có được gọi khủng bố người thân của khách hàng không?
>>> Không cứu giúp người bị nạn có thể bị phạt đến 07 năm tù

Một trong những vấn đề khó khăn mà lúc đó chính quyền gặp phải có thể là chính sách giải quyết đối với “Việc công nhận nhà, đất cho người vượt biên trái phép để lại”. Trong thời gian giải phóng, có không ít các trường hợp người vượt biên trái phép để tránh khỏi ảnh hưởng của chiến tranh, họ sẵn sàng bỏ lại các tài sản như Nhà, đất ở và nhiều tài sản khác.

Theo quy định của chính quyền Việt Nam lúc bấy giờ, đối với các tài sản nhà ở, đất ở của người vượt biên trái phép không có người thân hợp pháp như cha, mẹ, vợ, chồng, con đang trực tiếp sống tại phần đất do người vượt biên trái phép để lại thì tài sản trên thuộc quyền sở hữu và sử dụng của nhà nước.

Cụ thể là trường hợp của ông Nguyễn Văn Sinh, sinh năm 1951 sống tại Ấp Bờ kinh 1, xã Mỹ Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.

Nội dung vụ việc:

“Căn nhà số 62 Nam Kỳ Khởi Nghĩa với diện tích là 89m2, phường 2, thị xã Trà Vinh trước đây là thuộc quyền sở hữu của ông Trần Trọng Kiên, đã sử dụng cho thuê từ trước ngày 30/4/1975 đến năm 1982 người ở thuê đi xuất cảnh trái phép, thì UBND thị xã Trà Vinh vào quản lý và không có quyết định. Sau đó, đã bố trí sử dụng và bán hóa giá cho bà Nguyễn Thị Hoa vào năm 1987. Và sau khi ông Trần Trọng Kiên qua đời thì ông Nguyễn Văn Sinh là Cháu Ruột của ông Kiên và được thừa kế hợp pháp phần tài sản hiện tại là căn nhà 62 Nam Kỳ Khởi Nghĩa”.

Vậy trường hợp này việc UBND Tx. Trà Vinh vào quản lý có đúng với quy định của Pháp Luật hay không?

Căn cứ vào khoản 2 Mục I “Chính sách đối với nhà đất, cho thuê” của quyết định số 111/CP ban hành ngày 14/4/1977Điều 6 của Quyết định số 297/QĐ-CT ngày 2/10/1991:

2. Nhà nước trực tiếp quản lý toàn bộ nhà cho thuê của các chủ là cá nhân, công ty, đoàn hội, tôn giáo v.v... trừ trường hợp nhân dân lao động có ít diện tích cho nhau thuê để ở hoặc cho ở nhờ.

Tuỳ theo chất lượng, công dụng của từng ngôi nhà, tuỳ theo diện tích cho thuê nhiều hay ít, tuỳ theo thu nhập của chủ nhà cao hay thấp, Nhà nước để cho những chủ nhà là cá nhân được hưởng một phần tiền thuê nhà. Phần chủ nhà được hưởng sẽ do Bộ Xây dựng quy định cụ thể, nhiều nhất không quá 25% tiền thuê nhà.

Riêng đối với những chủ nhà là cá nhân có ít nhà cho thuê để ở, diện tích cho thuê dưới 150 m2 ở các tỉnh, dưới 200 m2 ở thành phố Hồ Chí Minh, hoặc thu tiền cho thuê nhà (không kể tiền đặt cọc) hàng năm dưới 600 đồng ở các tỉnh và 800 đồng ở thành phố Hồ Chí Minh thì trước mắt chủ nhà vẫn được tạm thời cho thuê nhưng phải chấp hành đầy đủ những quy định thống nhất về đăng ký, hợp đồng giá cho thuê, điều lệ bảo quản sửa chữa, quyền lưu trú của người thuê.

Điều 6 Quyết định 297/QĐ-CT:
1/ Đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu của người xuất cảnh trái phép mà không có ít nhất là một trong những đối tượng là cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con đang cùng sống hợp pháp trong nhà đó ở lại thì nhà đó thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Nếu có người là một trong các đối tượng là cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con đang sống hợp pháp trong nhà đó ở lại, thì tuỳ trường hợp cụ thể mà quyết định cho họ được quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ nhà họ đang ở.

2/ Đối với người đi khỏi nhà nhằm mục đích xuất cảnh trái phép hoặc đã xuất cảnh trái phép nhưng đã trở về thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà có thể tạo điều kiện để họ có chỗ ở.

Căn cứ vào quyết định trên thì có thể thấy phần đất của Ông Sinh không nằm trong diện nhà nước quản lý vì:

1. Khi người thuê nhà xuất cảnh trái phép vào năm 1982 thì chủ sở hữu của căn nhà là ông Nguyễn Văn Sinh vẫn ở và sống tại Việt Nam.

2. Phần đất thuộc nhà, đất thuê của nhân dân lao động có ít diện tích cho nhau thuê ở hoặc cho ở nhờ. Tổng Diện tích phần đất là 89m2<150m2 theo quy định tại khoản 2 Mục I của quyết định số 111/CP.

Các trường hợp Xuất cảnh trái phép khác mà phần tài sản là nhà, đất thuộc diện nhà nước quản lý thì được quy định tại Điều 6 của Quyết định số 297/CT ngày 2/10/1991.

Quang Long

Nhà cho thuê do người vượt biên trái phép để lại, chủ sở có được nhà nước công nhận không? Nhà cho thuê do người vượt biên trái phép để lại, chủ sở có được nhà nước công nhận không?
910 1

Bài viết Nhà cho thuê do người vượt biên trái phép để lại, chủ sở có được nhà nước công nhận không?

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »