Thủ tục rút sổ tiết kiệm của người đã mất

6:35 PM

 


VANTHONGLAW – Câu hỏi: Vợ tôi có 01 sổ tiết kiệm đứng tên vợ tôi tại Ngân hàng BIDV. Cách đây 01 tháng vợ tôi bị tai nạn giao thông mất đột ngột không để lại di chúc và cũng không kịp rút số tiền tiết kiệm này về. Vậy giờ tôi có thể rút số tiền này không và cần làm những thủ tục gì?

Bài viết liên quan:
>>> Thế nào là tình trạng hôn nhân trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được theo quy định pháp luật mới nhất?
>>> Nghị quyết số 86/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
>>> Đối tượng,mức hỗ trợ giảm tiền điện do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đợt 4
>>> Công ty tài chính có được gọi điện khủng bố người thân khách hàng không?
>>> Không cứu giúp người bị nạn có thể bị phạt đến 07 năm tù

Cơ sở pháp lý:
-     Bộ luật dân sự năm 2015;
-         Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 ;
-         Luật công chứng năm 2014;
-         Thông tư 48/2018/TT-NHNN.

1.   Sổ tiết kiệm là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng?
Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì mọi tài sản hình thành trong thời kì hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng.
Còn nếu sổ tiết kiệm là do vợ bạn được tặng cho, thừa kế riêng hoặc là tài sản riêng của vợ bạn trước thời kì hôn nhân mà hai vợ chồng không có thỏa thuận gộp sổ tiết kiệm vô khối tài sản chung của vợ chồng thì đây là tài sản riêng của vợ bạn.
Riêng khoản tiền lãi phát sinh từ việc gửi sổ tiết kiệm trong thời kì hôn nhân thì được tính là tài sản chung của vợ chồng.

2.   Sổ tiết kiệm sẽ chia thừa kế theo pháp luật
Theo quy định tại Điều 612 Bộ Luật Dân sự năm 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
Vì vợ của bạn chết mà không để lại di chúc nên phần di sản sẽ được thừa kế theo pháp luật theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

3.      Thủ tục để rút sổ tiết kiệm trong ngân hàng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 57, khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng 2014 thì có hai hình thức để nhận di sản thừa kế là:
- Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nếu những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác;
- Khai nhận di sản thừa kế nếu người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
Những người đủ điều kiện thừa kế sổ tiết kiệm này cần phải tiến hành các thủ tục sau:
Bước 1: Công chứng văn bản khai nhận di sản hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại Phòng công chứng.
Hồ sơ yêu cầu công chứng gồm các giấy tờ sau đây:
+ Giấy chứng tử của người đã mất;
+ Phiếu yêu cầu công chứng khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản theo mẫu;
+ Dự thảo văn bản khai nhận/văn bản thỏa thuận phân chia di sản (nếu có);
+ Giấy tờ tuỳ thân chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu của người lập và người nhận; Sổ hộ khẩu; Giấy đăng ký kết hôn…;
+ Sổ tiết kiệm;
+ Giấy uỷ quyền, giấy nhường di sản thừa kế, giấy từ chối di sản thừa kế (nếu có).
Thủ tục công chứng như sau:
- Người yêu cầu công chứng nộp đủ các giấy tờ nêu trên cho Công chứng viên. Công chứng viên thực hiện việc niêm yết thông báo thừa kế tại UBND phường (xã) trong thời hạn 15 ngày;
- Sau thời gian niêm yết, nếu UBND phường (xã) có thẩm quyền phản hồi không có khiếu nại, khiếu kiện nào thì Công chứng viên lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế;
- Những người khai nhận di sản thừa kế đọc Văn bản, khi đồng ý với nội dung thì ký vào văn bản trước mặt Công chứng viên;
- Công chứng viên ký công chứng Văn bản;
- Người yêu cầu công chứng nộp lệ phí và đóng dấu của Phòng Công chứng.
Bước 2: Đến Ngân hàng nơi mở sổ tiết kiệm để rút tiền.
Khi đến Ngân hàng cần mang theo các loại giấy tờ sau:
-  Sổ tiết kiệm;
-  Giấy tờ tùy thân;
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế/ Văn bản khai nhận di sản thừa kế đã được ký công chứng.
Căn cứ khoản 4 Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, các thủ tục chi trả gửi tiết kiệm theo thừa kế sẽ được ngân hàng hướng dẫn chi tiết đảm bảo việc chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng.

Quỳnh Như

Thủ tục rút sổ tiết kiệm của người đã mất Thủ tục rút sổ tiết kiệm của người đã mất
910 1

Bài viết Thủ tục rút sổ tiết kiệm của người đã mất

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »