Pháp luật về biểu tình trên thế giới và ở Việt Nam.
VANTHONGLAW - Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước ta trong công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hôi (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực.
Bài liên quan
>>> Pháp luật về quản lý chung cư ở Việt Nam.
>>> Quy định của pháp luật đối với khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất.
>>> Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà đất ở Việt Nam không?
>>> Vợ bỏ nhà đi đã lâu, chồng muốn ly hôn phải làm thế nào?
>>> Điều chỉnh hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam.
Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hoá bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm.Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện”.
Biểu tình được xem là một sự thể hiện công khai ý chí của người dân về những vấn đề của đời sống xã hội. Về tính chất, biểu tình có thể là sự ủng hộ hoặc phản kháng đối với một chủ trương, chính sách, sự kiện hay một quyết định nào đó. Chủ trương, chính sách, sự kiện, quyết định đó không chỉ là của nội bộ quốc gia mà còn có thể là của quốc gia khác. Quyền biểu tình của người công dân được quy định tại Điều 25 Hiến pháp năm 1959; Điều 67 Hiến pháp năm 1980; Điều 69 Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 2013 với tư tưởng mới về quyền con người, quyền công dân thì quyền biểu tình của công dân được quy định tại Điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Hiến pháp năm 1946 không quy định trực tiếp quyền biểu tình của người dân nhưng nội hàm của quyền biểu tình được quy định tại Điều 10 của Hiến pháp 1946 “Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp…”. Tuy nhiên, trong suốt hơn 70 năm qua, chúng ta vẫn chưa xây dựng được một bộ luật trực tiếp để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến biểu tình.
Hiện nay, chỉ có Nghị định 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định về một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng để giải tán các cuộc “tập trung đông người ở nơi công cộng”. Sau đó Bộ Công an cũng ban hành Thông tư 09/2005/TT-BCA để hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 38/2005/NĐ-CP. Tuy nhiên, các quy định này không điều chỉnh trực tiếp các vấn đề liên quan của biểu tình, mà đặt ra nhiều hạn chế và quy trình khó khăn để người dân thực hiện quyền biểu tình.
Đứng trước tình hình đó, Quốc hội đã có Nghị quyết về xây dựng Luật biểu tình, tuy nhiên Dự án Luật biểu tình đã được lùi từ chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, khoá XIII sang chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 11, khóa XIII. Thực tiễn cho thấy, biểu tình đã xuất hiện ở nước ta từ rất lâu, ngay trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ chúng ta đã tiến hành nhiều cuộc biểu tình đòi những yêu sách cho dân tộc thuộc địa và diễn ra ở nhiều nơi.
Hiện nay, để phản đối các chính sách pháp luật, các sự kiện có liên quan thì công dân cũng đã tiến hành nhiều cuộc biểu tình như: biểu tình về chính sách đất đai của nông dân huyện Văn Giang (Hưng Yên), biểu tình phản đối Trung Quốc có một số hành động phi phạm ở biển Đông (tuyên bố chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa, cắt đứt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam, hạ đặt giàn khoan HD 981 trên thềm lục địa của Việt Nam). Tuy nhiên, do thiếu vắng một bộ luật quy định trực tiếp quy định về biểu tình và sự hạn chế của Nghị định 38/2005/NĐ-CP và Thông tư 09/2005/TT-BCA nên việc thực thi quyền biểu tình của người dân chưa được thực thi trên thực tế.
Trước tình hình đó, để tăng cường và phát huy dân chủ, góp phần hoàn thiện pháp luật về biểu tình ở Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm về xây dựng luật biểu tình của một số nước trên thế giới việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về biểu tình trên thế giới và ở Việt Nam” là hết sức cần thiết.
Luật Vạn Thông st