Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà đất ở Việt Nam không?

12:00 AM
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW – Hiện nay, trong xu thế tích cực hội nhập, mở cửa kinh tế của Chính phủ Việt Nam, ngày càng có nhiều Việt kiều trở về Việt Nam để định cư hoặc đầu tư, kinh doanh lâu dài. Do đó, việc sở hữu nhà, đất tại Việt Nam trở thành vấn đề được các chủ thể này quan tâm nhiều nhất nhằm ổn định cuộc sống, công việc tại Việt Nam. Việt kiều, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay người nước ngoài được phép sở hữu nhà, đất tại Việt Nam nhưng cần phải đáp ứng các quy định của pháp luật.

Bài liên quan

Theo Luật quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, liên quan đến nguồn gốc Việt Nam cần xác định các trường hợp như sau:

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.  

- Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Tiếp đến, theo Luật đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018, tại Điểm đ Khoản 1 Điều 169 đã quy định về quyền được nhận quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:
đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;
Như vậy, dựa vào các quy định nêu trên, người Việt Nam dù có cha mẹ ruột hoặc khai sinh quốc tịch Việt Nam, nhưng tại thời điểm để nghị nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam đã không còn quốc tịch Việt Nam thì bắt buộc nhà và đất phải thuộc một dự án phát triển nhà ở được cấp phép xây dựng, đầu tư và dự án nhà ở đó phải còn hạn mức dành cho đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về loại hình nhà ở theo pháp luật Việt Nam, cần căn cứ vào Luật nhà ở năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2019 với những loại nhà ở như sau:
1. Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.  
2. Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.  
3. Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.  
4. Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.  
5. Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật này thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.  
6. Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật.  
7. Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ được sở hữu các loại nhà ở thương mại và nhà chung cư theo điều kiện quy định tại Điều 159, 160 Luật Nhà ở như sau:
Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài  
1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:  
a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;  
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);  
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.  
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:  
a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;  
b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.  
Điều 160. Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam  
1. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.  
2. Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.  
3. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.  
4. Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Ngoài ra, trong trường hợp nhận thừa kế, ngoài các quy định về điều kiện nhận thừa kế tại Bộ luật dân sư năm 2015, người có gốc Việt Nam, người Việt Nam định cư nước ngoài hay người Việt Nam đã mang quốc tịch nước ngoài (người nước ngoài) phải đáp ứng yêu cầu về sở hữu nhà ở như nêu trên thì mới được quyền sở hữu nhà ở và được cấp quyền sử dụng đất kèm theo theo.


Khách hàng là Việt kiều có nhu cầu "Đề nghị cấp "Giấy xác nhận người có gốc Việt Nam" hoặc Tư vấn thủ tục sở hữu nhà ở, sử dụng đất tại Việt Nam", vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 284 Lê Văn Qưới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
Tra cứu pháp luật miễn phí: http://www.luatvanthong.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
LUẬT VẠN THÔNG
Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà đất ở Việt Nam không? Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà đất ở Việt Nam không?
910 1

Bài viết Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà đất ở Việt Nam không?

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »