Bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong Tố tụng hình sự Việt Nam.

2:00 AM
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW -  Trong tiến trình phát triển không ngừng của xã hội, quyền tự do dân  chủ của nhân dân ngày càng được tôn trọng và phát huy trong mọi lĩnh vực  của đời sống, trong đó có lĩnh vực pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình  sự. Đảm bảo quyền tự do,  dân chủ, bình đẳng và bảo vệ quyền con người  trong tố tụng hình sự luôn là động lực và thước đo của tiến bộ xã hội. 

Bài liên quan

Vì vậy, Nghị quyết số 08-NQ-TW  ngày 02/01/2002  của Bộ Chính trị  về “Một số  nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, Nghị quyết số 49  ngày 02/6/2005  về  “Chiến lược Cải cách tư pháp  đến năm 2020”  của Bộ  Chính trị đặt ra yêu cầu tôn trọng, bảo vệ hiệu quả QCN nói chung và quyền  tự do dân chủ, quyền bình đẳng của các bên trong tố tụng hình sự nói riêng.  Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khẳng định: “Đòi  hỏi của công dân và xã hội đối với cơ quan tư pháp ngày càng cao; các cơ  quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý,  QCN, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế  XHCN, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm”. 

Văn kiện  Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng tiếp tục đặt ra nhiệm vụ:  “Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng bộ máy nhà  nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; hoàn thiện hệ  thống  pháp luật, đẩy  mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công  chức có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phát huy dân chủ,  tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương”. Điều này rất quan trọng, thể hiện  sự tiến bộ dân chủ trong mỗi nhà nước, thể hiện sự nhìn nhận của nhà nước  với quyền tự nhiên của con người ở mỗi giai đoạn phát triển của mình.   Ở Việt Nam, trẻ em luôn được xác định là chủ nhân tương lai của đất  nước. 

Do đó, sau khi phê chuẩn Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ quyền  của trẻ em trên nhiều phương diện, nhất là phương diện pháp lý. Nhà nước ta  đã thể chế hóa những cam kết quốc tế của mình vào nhiều lĩnh vực khác nhau  của pháp luật quốc gia, trong đó có lĩnh vực pháp luật TTHS. Trong pháp luật  TTHS, Nhà nước không chỉ quy định quyền của bị can, bị cáo là NCTN, mà  còn quy định những bảo đảm để quyền đó được thực hiện đầy đủ. Người chưa  thành niên là nhóm người dễ bị tổn thương, khi tham gia vào TTHS với tư  cách là bị can, bị cáo họ đều có thể bị tác động ở mức độ nghiêm trọng nhất  định bởi các biện pháp điều tra và biện pháp cưỡng chế của TTHS. Tố tụng  hình sự là quá trình xác định sự thật khách quan của vụ án nhưng cũng là quá  trình mà bị can, bị cáo là NCTN luôn có nguy cơ bị tổn thương thêm lần nữa.  

Vì thế, chỉ có thể bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là NCTN trong TTHS khi  các quyền này được pháp luật quy định và được hiện thực hóa bởi hoạt động  thực hiện pháp luật của những chủ thể có liên quan và sự bảo đảm chung của  Nhà nước và xã hội.  Bên cạnh những tư tưởng chỉ đạo, quan điểm nguyên tắc  xử lý trách  nhiệm hình sự  với người phạm tội chưa thành niên được quy định trong  BLHS, BLTTHS Việt Nam cũng có những quy định, nguyên tắc riêng trong  quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với bị can, bị cáo là NCTN. 

Đáp ứng yêu  cầu Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2002 về Chiến lược Cải cách tư pháp  đến năm 2020 và Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị  về nhiệm vụ trọng tâm của công tác trong thời gian tới, ngày 27/11/2015  BLTTHS đã được thông qua thay thế cho BLTTHS năm 2003.  Trong những năm qua, tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng, đặc  biệt là tình trạng NCTN vi phạm pháp luật hình sự vẫn còn diễn ra rất phức  tạp. Theo số liệu của Cục thống kê tội phạm Viện kiểm sát nhân dân tối cao,  số NCTN bị khởi tố mỗi năm chiếm khoảng 7 - 8% tổng số bị can và có chiều hướng gia tăng. Lứa tuổi thực hiện hành vi phạm tội cao nhất từ 16 – 18 tuổi  chiếm khoảng 80 - 90% dao động theo từng năm. 

Thực tế cho thấy rằng, trong  quá trình giải quyết vụ án hình sự có dấu hiệu quá tải, các cơ quan tiến hành  tố tụng vẫn còn có những sai sót nhất định, nhất là việc bắt oan dẫn đến điều  tra sai, khởi tố, xét xử chưa đúng tính chất mức độ của hành vi phạm tội.  Thẩm phán được phân công xét xử, luật sư, kiểm sát viên, điều tra viên chưa  được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng những hiểu biết cần thiết về tâm lý học,  khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm  do NCTN thực hiện. Đối tượng NCTN do còn non nớt về thể chất và trí tuệ  cho nên chưa đủ khả năng tự bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mình.  

BLTTHS năm 2003 ban hành sau khi Việt Nam ký kết Công ước quốc tế về  quyền trẻ em năm 1989, chương XXXII  - Thủ tục tố tụng đối với NCTN  là  bước tiến bộ so với BLTTHS 1988, thể hiện việc thực hiện cam kết của Việt  Nam  đối với Công ước  quốc tế. Qua thực tiễn áp dụng BLTTHS, công tác  điều tra, truy tố, xét xử đã có tác dụng rõ rệt; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn  của từng cơ quan tiến hành tố tụng được quy định rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn còn  bộc lộ nhiều khiếm khuyết và bất cập cả lập pháp,  tổ chức bộ máy, đội ngũ  cán bộ tư pháp, những người tham gia tố tụng cũng như cơ quan tiến hành tố  tụng. Cơ chế bảo đảm các quyền của bị can, bị cáo là NCTN chưa rõ ràng, tổ  chức thực hiện còn nhiều yếu kém.   

Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, quy định mới của Hiến  pháp năm 2013 và hội nhập quốc tế hiện nay, pháp luật TTHS còn có những  bất cập nhất định, việc thực hiện còn những hạn chế, thiếu sót cần có giải pháp  khắc phục. 

Yêu cầu cải cách tư pháp đòi hỏi khách quan phải tăng cường bảo  đảm quyền trẻ em trong lĩnh vực tư pháp hình sự trong đó có TTHS.   Chính vì những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Bảo đảm  quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong Tố tụng hình sự Việt Nam”  làm luận án nghiên cứu sinh. Những biện pháp bảo đảm rất khác  nhau, luận án chỉ tập trung vào những biện pháp bảo đảm pháp lý và trong số  những biện pháp bảo đảm pháp lý thì tác giả chỉ tập trung vào biện pháp bảo  đảm pháp lý áp dụng trong lĩnh vực pháp luật TTHS.

Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st

Bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong Tố tụng hình sự Việt Nam. Bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong Tố tụng hình sự Việt Nam.
910 1

Bài viết Bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong Tố tụng hình sự Việt Nam.

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »