Giải đáp về hành vi chiếm đoạt tài sản cho đối tượng "phạm tội 02 lần trở lên" theo luật Hình sự Việt Nam

12:00 AM
Giải đáp về hành vi chiếm đoạt tài sản cho đối tượng "phạm tội 02 lần trở lên" theo luật Hình sự Việt Nam.

Chiếm đoạt tài sản, phạm tội 02 lần trở lên, hình sự

VANTHONGLAW - Câu hỏi: Trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng mỗi lần trị giá tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách  nhiệm hình sự, đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng trị giá  tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức  tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự thì có thẻ xử lý về hình sự hay không?

Bài viết liên quan!
>>> Định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác từ thực tiễn thành phô Hà Nội
>>> Hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
>>> Bộ mẹ chồng cho đất vợ có được hưởng không?
>>> Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo cơ chế của Tổ chức Thương mại Thế giới
>>> Hoàn thiện pháp luật về hòa giải thương mại ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Trả lời - Bộ Luật Hình sự năm 2015 đã có nhiều quy định kể thừa quy định Bộ luật Hình sự nằm 1999 về việc lấy trị giá tài sản bị chiếm đoạt làm căn cứ để xử lý trách nhiệm hình sự. Trước đây, nội dung này đã được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 02/2001/TTLT - TANDTC - VKSNDTC - BCA - BTP ngày 25/12/2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV "các tội xâm phạm sở hữu" của BỘ luật Hình sự 1990.

Hiện nay, chưa có Nghi quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn quy định này của Bộ luật Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, vận dụng Thông tư liên tịch số 02 này thì trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng mỗi lần trị giá tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng trị giá tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng giá tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian

Câu hỏi: Trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu, mà trị giá tài sản của các lần phạm tội đã được cộng lại để xử lý trách nhiệm hình sự theo khung tăng nặng, thì họ có bị áp dụng thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "phạm tội 02 lần trở lên" hay không?

Trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu ( Ví dụ: nhiều lần phạm tội trộm cắp tài sản), mà tổng trị giá tài sản của các lần phạm tội thỏa mãn dấu hiệu định khung tăng nặng, nếu các lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hỉnh sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với trị giá tài sản chiếm đoạt, họ còn bị áp dụng tình tiết tặng nặng trách nhiệm hình sự " phạm tội 02 lần trở lên" quy định tải điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Việc áp dụng khung hình phạt tăng nặng trong trường hợp này là căn cứ vào giá trị tài sản chiếm đoạt, còn việc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "phạm tội 02 lần trở lên" là căn cứ vào nhân thân và thái độ chấp hành pháp luật của người phạm tội, nên hoàn toàn không trái với quy định tại khoản 2 Điều 52 của Bộ luật Hình sự (các tình tiết đã được Bộ luật Hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng). Hơn nữa, việc áp dụng pháp luật như trên còn bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc xử lý trách nhiệm hình sự (quy định tại Điều 3 của Bộ luật Hình sự), bảo đảm sự phân hóa tội phạm, cá thể hóa trách nhiệm hình sự, đồng thời bảo đảm sự công bằng trong việc xem xét cho hưởng án treo, tha tù trước thời hạn có điều kiện cũng như các chế định nhân đạo khác đối với người phạm tội.

Ví dụ: Một người trộm cắp 02 lần mỗi lần 2.000.000 đồng. Do thuộc trường hợp (phạm tội 02 lần trở lên" quy định tại điểm g và khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự nên theo quy định tại Điều 65 của Bộ luật Hình sự và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP thì họ không được hưởng án treo. Tuy nhiên, giả sử hai lần trộm cắp đó có tổng giá trị tài sản là 50.000.000 đồng, nếu Tòa án chỉ căn cứ vào trị giá tài sản để áp dụng tình tiết định khung "chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng", mà không căn cứ vào nhân thân và thái độ chấp hành pháp luật của người phạm tội để áp dụng tình tiết "phạm tội 02 lần trở lên" thì họ vẫn có thể được hưởng án treo. Việc áp dụng như vậy sẽ không bảo đảm nguyên tắc công bằng  và phù hợp trong việc xử lý.

Giải đáp về hành vi chiếm đoạt tài sản cho đối tượng "phạm tội 02 lần trở lên" theo luật Hình sự Việt Nam Giải đáp về hành vi chiếm đoạt tài sản cho đối tượng "phạm tội 02 lần trở lên" theo luật Hình sự Việt Nam
910 1

Bài viết Giải đáp về hành vi chiếm đoạt tài sản cho đối tượng "phạm tội 02 lần trở lên" theo luật Hình sự Việt Nam

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »