Quy định pháp luật về học nghề để làm việc cho doanh nghiệp

5:30 PM

Quy định pháp luật về học nghề để làm việc cho doanh nghiệp


VANTHONGLAW - Khi nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp mọc lên ngày càng nhiều sẽ tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Nhưng không phải người lao động nào cũng có đủ kiến thức hay kỹ năng chuyên môn để đáp ứng các nhu cầu của người tuyển dụng, do đó hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng phương thức tuyển người vào đào tạo kỹ năng chuyên môn sau đó làm việc cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng có nhiều doanh nghiệp muốn đưa người lao động đi đào tạo thêm để phát triển năng lực làm việc của người đó, đóng góp tài năng cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, pháp luật lao động đã có các quy định để điều chỉnh vấn đề này.

Bài liên quan:

Tại Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trường hợp học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động như sau:

“Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc.”

Như vậy, hiểu đơn giản học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động nghĩa là: người sử dụng lao động sẽ đào tạo người có tiềm năng để sau này làm việc cho người sử dụng lao động.

Những yêu cầu đối với việc học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động:

1. Điều kiện về độ tuổi

Người học nghề phải thỏa điều kiện từ đủ 14 tuổi trở lên và có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề. Nếu người học nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ban hành thì phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.

2. Thời gian học nghề:

Thời gian học nghề sẽ tùy theo từng trình độ như sau:

- Trình độ sơ cấp: 03 tháng - dưới 01 năm nhưng phải đảm bảo thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ học;

- Trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là 01 - 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo;

- Trình độ trung cấp theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo;

- Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế được thực hiện từ 02 đến 03 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông;

- Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ cho từng chương trình đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.

3. Hợp đồng đào tạo:

Ngoài ra, pháp luật lao động cũng quy định người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình thì không được thu học phí và phải ký hợp đồng đào tạo có đủ các nội dung sau:

- Nghề đào tạo;

- Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;

- Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;

- Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

- Trách nhiệm của người sử dụng lao động;

- Trách nhiệm của người lao động.

4. Trách nhiệm chi trả chi phí đào tạo:

Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chi trả chi phí đào tạo bao gồm: các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học.

* Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

5. Những vấn đề pháp lý liên quan:

- Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận;

- Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Lao động.

Bích Trâm
---
Khách hàng có nhu cầu "Tư vấn pháp lý doanh nghiệp; làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm nhà đất, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng; hợp thức hóa nhà đất; đăng ký thành lập doanh nghiệp...", vui lòng liên hệ:


Địa chỉ: 284 Lê Văn Quới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
Tra cứu pháp luật miễn phí: http://www.luatvanthong.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
LUẬT VẠN THÔNG
Quy định pháp luật về học nghề để làm việc cho doanh nghiệp Quy định pháp luật về học nghề để làm việc cho doanh nghiệp
910 1

Bài viết Quy định pháp luật về học nghề để làm việc cho doanh nghiệp

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »