Thủ tục thành lập công ty thủy - hải sản

Thủ tục thành lập công ty thuỷ - hải sản

VANTHONGLAW - Ngành thủy - hải sản nói chung thực hiện các hoạt động như: xuất nhập khẩu hải sản, chế biến, nuôi trồng, đánh bắt,... Với đường bờ biển dài 3.260 km, cùng vùng đặc quyền kinh tế là 1 triệu km2 và tổng sản lượng và tổng sản lượng thủy sản  tính năm đến năm 2020: 8,4 triệu tấn thì thủy sản chính là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. 

Bài liên quan:

 

1. Ngành nghề kinh doanh:


Thủy - hải sản là một trong những nguồn tài nguyên trù phú mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho nước Việt Nam với hệ thống sông ngòi dày đặc cùng với đường bờ biển dài trên 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam nên những ngành nghề kinh doanh đối với nguồn tài nguyên này cũng phát triển và đa dạng không kém. Những ngành nghề kinh doanh liên quan đến thủy - hải sản có thể tham khảo tại Tham khảo thêm tại Danh mục ngành nghề kinh doanh Ban hành kèm Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.


Đối với những ngành nghề kinh doanh thủy - hải sản không cần có điều kiện kinh doanh theo quy định pháp luật thi không có yêu cầu về vốn, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề,... Có nghĩa là khi công ty thủy-hải sản muốn thực hiện những ngành nghề trên thì thực hiện thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh cùng với thủ tục thành lập công ty là được phép hoạt động kinh doanh bình thường.


Tuy nhiên, đối với những ngành nghề liên quan đến thủy-hải sản thuộc danh sách kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020 thì phải đáp ứng các điều kiện về giấy phép hành nghề theo quy định của luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn. Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện gồm:

  • Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh và nhập nội từ biển mẫu vật từ tự nhiên của các loài thuộc các Phụ lục của Công ước CITES và danh mục thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
  • Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo của các loài thuộc các Phụ lục của Công ước CITES và danh mục thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
  • Chế biến, kinh doanh, vận chuyển, quảng cáo, trưng bày, cất giữ mẫu vật của các loài thực vật, động vật thuộc các Phụ lục của Công ước CITES và danh mục thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
  • Khai thác thủy sản;
  • Kinh doanh thủy sản;
  • Kinh doanh thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi;
  • Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi;
  • Kinh doanh chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi;
  • Kinh doanh giống thủy sản;
  • Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống thủy sản;
  • Kinh doanh dịch vụ thử nghiệm, khảo nghiệm chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi;

2. Thủ tục thành lập


Theo pháp luật về doanh nghiệp thì cá nhân, tổ chức có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp nếu không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, vì vậy người muốn thành lập nếu không thuộc trường hợp bị pháp luật không cho phép thành lập và quản lý doanh nghiệp thì có thể tham khảo các loại hình công ty:

  • Công ty Trách nhiệm hữu hạn (bao gồm một thành viên và hai thành viên trở lên)
  • Công ty Hợp danh
  • Công ty Cổ phần

Căn cứ theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật khác có liên quan thì thủ tục thành lập công ty xây dựng được thực hiện như sau:


Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ gồm: 


Đối với đăng ký thành lập công ty hợp danh:


1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.


Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần:


1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.


Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:


1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.


Bước 2: Nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp:


Người thành lập doanh nghiệp có thể ủy quyền cho người khác nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. 

Phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.

 

Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:


Sau khi đã nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp, người nộp hồ sơ nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.


Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.


Bước 4: Nhận kết quả:


Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.


Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.


Dịch vụ thành lập công ty tại Luật Vạn Thông


Thủ tục thực hiện việc thành lập công ty công nghệ thông tin nói riêng và thành lập công ty nói chung hiện nay được pháp luật quy định tương đối đơn giản, chủ yếu chỉ ràng buộc doanh nghiệp trong những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, còn ngoài ra, doanh nghiệp có thể đăng ký hoạt động nhanh chóng và dễ dàng.


Để giúp khách hàng có nhu cầu thành lập công ty công nghệ thông tin một cách nhanh chóng, đầy đủ thủ tục và đúng quy định pháp luật, Luật Vạn Thông cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói với chi phí hợp lý với nội dung như sau:


- Tư vấn thủ tục miễn phí: 


+ Luật Vạn Thông sẽ tra cứu và lựa chọn ngành nghề phù hợp với yêu cầu kinh doanh của khách hàng trong hệ thống gần 1.800 ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam.

+ Ngoài ra, Luật Vạn Thông sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng các nội dung về thiết kế logo công ty, xây dựng website công ty, tạo ứng dụng - app cho doanh nghiệp...


- Thời gian thực hiện: 03 - 05 ngày làm việc - Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.


- Chi phí: 1.500.000 đồng


- Kết quả khách hàng nhận được:

  •  01 Giấy phép kinh doanh

  •  01 Dấu tròn pháp nhân công ty

  •  Công bố thông tin miễn phí

  •  Chuyển thông tin đăng ký đến cơ quan thuế địa phương 

- Khách hàng chỉ cần chuẩn bị: 02 bản sao y có công chứng Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân, toàn bộ hồ sơ thành lập công ty còn lại sẽ được Luật Vạn Thông chuẩn bị.

Ánh Tuyết
---
Khách hàng có nhu cầu "Tư vấn pháp lý doanh nghiệp; làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm nhà đất, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng; hợp thức hóa nhà đất; đăng ký thành lập doanh nghiệp...", vui lòng liên hệ:


Địa chỉ: 284 Lê Văn Quới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
Tra cứu pháp luật miễn phí: http://www.luatvanthong.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ

LUẬT VẠN THÔNG

Powered by Blogger.