Thủ tục thành lập công ty truyền thông

5:30 PM

Thủ tục thành lập công ty truyền thông


VANTHONGLAW - Sự bùng nổ về công nghệ nói riêng cùng nhu cầu được trao đổi, tiếp thu thêm nhiều thông tin nói chung phần nào giúp cho ngành truyền thông phát triển bùng nổ trong giai đoạn hiện nay với những gương mặt nổi bật trên thế giới như: tập đoàn Facebook (tên nới Meta Platforms, Inc), The Walt Disney Company (Tập đoàn Disney),...hay những gương mặt đại diện đến từ Việt Nam như: Điền Quân Entertainment (Công ty Giải trí và Truyền thông Điền Quân), Công ty TNHH Quảng cáo Thương mại Sen Vàng,... 

Bài liên quan:


1. Ngành nghề kinh doanh đến truyền thông:


Những ngành nghề liên quan đến lĩnh vực truyền thông theo Danh mục ngành nghề kinh doanh Ban hành kèm Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ:


Ngành nghề

Mã ngành

Giáo dục thể thao và giải trí

8551

Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí

9000

Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác: thiết bị phát thanh; truyền hình và thông tin liên lạc chuyên môn; thiết bị sản xuất điện ảnh; thiết bị đo lường và điều khiển; dụng cụ máy; thiết bị khai khoáng và thăm dò dầu

7730

Cho thuê thiết bị thể thao, vui chơi, giải trí

7710

Sản xuất thiết bị truyền thông

2630

Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình

5913

Đại lý dịch vụ viễn thông

Điều 13 Luật Viễn Thông

Dịch vụ chuyển giao công nghệ;

Điều 28 Luật Chuyển giao công nghệ

Hoạt động của các cơ sở thể thao

9311

Sản xuất chương trình truyền hình

5911

Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại;

8230

Hoạt động chiếu phim

5914

Hoạt động thể thao khác: hoạt động của các nhà đạo diễn hoặc các nhà tổ chức các sự kiện thể thao

9319

Dịch vụ hỗ trợ giáo dục

8560

Cho thuê băng, đĩa video

7722

Hoạt động nhiếp ảnh

7420

Hoạt động của các công viên vui chơi và công viên theo chủ đề

9321

Hoạt động hậu kỳ

5912

Photo, chuẩn bị tài liệu và các hoạt động hỗ trợ văn phòng đặc biệt khác

8219

Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan;

6311

Sao chép bản ghi các loại

1820

Giáo dục văn hoá nghệ thuật

8552

Xuất bản phần mềm

5820

Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận

7320

Hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ khác

7490

Đại lý dịch vụ viễn thông

Điều 13 Luật Viễn Thông

Hoạt động của các câu lạc bộ thể thao

9312

Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ liên quan đến máy vi tính: khắc phục các sự cố máy vi tính và cài đặt phần mềm

6209

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải: Đại lý vé máy bay

5229

Môi giới thương mại

Điều 150 Luật Thương mại

Dịch vụ chuyển giao công nghệ;

Điều 28 Luật Chuyển giao công nghệ

Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính;

6202

Đại lý

4610

Có thể thấy, ngành nghề truyền thông là ngành nghề tương đối rộng và mang tính chuyên biệt trong từng lĩnh vực, tùy vào hoạt động kinh doanh cụ thể của công ty để người thành lập đăng ký mã ngành phù hợp để thực hiện thủ tục đăng ký ngành nghề tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 


Trong số các ngành nghề truyền thông, có một số ngành nghề đòi hỏi điều kiện kinh doanh nên nếu doanh nghiệp tiến hành kinh doanh những ngành nghề đó sẽ cần làm thủ tục công bố chất lượng hoặc thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện hoạt động kinh doanh theo luật.


Một số hoạt động kinh doanh ngành nghề truyền thông có điều kiện được quy định tại  Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020 như: 

  • Sản xuất, phát hành phim;
  • Phát thanh và gameshow;
  • Dịch vụ kinh doanh liên quan đến thông tin trên mạng viễn thông di động và internet;
  • Các dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, tổ chức các cuộc thi tìm người đẹp hay thi hoa hậu;

2. Thủ tục thành lập công ty:


Việc thành lập công ty truyền thông không phải vấn đề quá phức tạp, tuy nhiên trước khi thành lập công ty, người thành lập nên tham khảo trước các văn bản pháp luật sau:

Cá nhân, tổ chức (gọi chung là người thành lập) khi muốn thành lập công ty kinh doanh thiết bị công nghiệp thì nên xác định trước các ngành nghề công ty sẽ thực hiện phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và lưu ý đến những ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV đính kèm Luật Đầu tư 2020 xem có thuộc ngành nghề kinh doanh công ty sẽ thực hiện hay không để đáp ứng những yêu cầu của pháp luật để có thể thực hiện ngành nghề kinh doanh đó. 


Theo pháp luật về doanh nghiệp thì cá nhân, tổ chức có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp nếu không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, vì vậy người muốn thành lập nếu không thuộc trường hợp bị pháp luật không cho phép thành lập và quản lý doanh nghiệp thì có thể tham khảo các loại hình công ty:

  • Công ty Trách nhiệm hữu hạn (bao gồm một thành viên và hai thành viên trở lên)
  • Công ty Hợp danh
  • Công ty Cổ phần

Căn cứ theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật khác có liên quan thì thủ tục thành lập công ty xây dựng được thực hiện như sau:


Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ gồm: 


Đối với đăng ký thành lập công ty hợp danh:


1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.


Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần:


1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.


Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:


1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.


Bước 2: Nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp:


Người thành lập doanh nghiệp có thể ủy quyền cho người khác nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. 

Phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.

 

Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:


Sau khi đã nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp, người nộp hồ sơ nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.


Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.


Bước 4: Nhận kết quả:


Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.


Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.


Dịch vụ thành lập công ty tại Luật Vạn Thông


Thủ tục thực hiện việc thành lập công ty công nghệ thông tin nói riêng và thành lập công ty nói chung hiện nay được pháp luật quy định tương đối đơn giản, chủ yếu chỉ ràng buộc doanh nghiệp trong những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, còn ngoài ra, doanh nghiệp có thể đăng ký hoạt động nhanh chóng và dễ dàng.


Để giúp khách hàng có nhu cầu thành lập công ty công nghệ thông tin một cách nhanh chóng, đầy đủ thủ tục và đúng quy định pháp luật, Luật Vạn Thông cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói với chi phí hợp lý với nội dung như sau:


- Tư vấn thủ tục miễn phí: 


+ Luật Vạn Thông sẽ tra cứu và lựa chọn ngành nghề phù hợp với yêu cầu kinh doanh của khách hàng trong hệ thống gần 1.800 ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam.

+ Ngoài ra, Luật Vạn Thông sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng các nội dung về thiết kế logo công ty, xây dựng website công ty, tạo ứng dụng - app cho doanh nghiệp...


- Thời gian thực hiện: 03 - 05 ngày làm việc - Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.


- Chi phí: 1.500.000 đồng


- Kết quả khách hàng nhận được:

  •  01 Giấy phép kinh doanh

  •  01 Dấu tròn pháp nhân công ty

  •  Công bố thông tin miễn phí

  •  Chuyển thông tin đăng ký đến cơ quan thuế địa phương 

- Khách hàng chỉ cần chuẩn bị: 02 bản sao y có công chứng Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân, toàn bộ hồ sơ thành lập công ty còn lại sẽ được Luật Vạn Thông chuẩn bị.

Ánh Tuyết
---
Khách hàng có nhu cầu "Tư vấn pháp lý doanh nghiệp; làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm nhà đất, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng; hợp thức hóa nhà đất; đăng ký thành lập doanh nghiệp...", vui lòng liên hệ:


Địa chỉ: 284 Lê Văn Quới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
Tra cứu pháp luật miễn phí: http://www.luatvanthong.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ

LUẬT VẠN THÔNG 

Thủ tục thành lập công ty truyền thông Thủ tục thành lập công ty truyền thông
910 1

Bài viết Thủ tục thành lập công ty truyền thông

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »