Di sản thờ cúng có bán hoặc chia thừa kế được hay không?

10:12 AM
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án
Di sản thờ cúng có bán/chia thừa kế được không? Ảnh: PAP18


VANTHONGLAW - Theo phong tục, tập quán Việt Nam từ xa xưa truyền lại, hương hỏa là loại tài sản dùng vào việc tế tự, thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã qua đời. Các quy định của cổ luật thể hiện qua Luật hình triều Lê - hay còn gọi là Luật Hồng Đức, Hoàng Việt luật lệ - hay còn gọi là luật Gia Long bắt buộc con cháu phải lập hương hỏa và không được bán, chuyển nhượng loại tài sản này. Sau năm 1945, pháp luật có nhiều thay đổi để phù hợp với xu hướng dân chủ, quan điểm về hương hỏa cũng thay đổi theo. Hương hỏa được gọi là di sản thờ cúng và liệu loại di sản này có được chia thừa kế hay không?

Bài liên quan

Theo quy định pháp luật

Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định rõ "Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế..." - Như vậy, pháp luật đã quy định cụ thể trong trường hợp người để lại di sản dành một phần di sản của mình để dùng vào mục đích thờ cúng thì phần di sản này không được phép chia thừa kế. Trong các bộ luật dân sự cận đại như Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931 hay Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật năm 1936 đều có quy định về việc cho phép chấm dứt việc dùng hương hỏa (di sản thờ cúng hiện nay) vào việc thờ cúng trong những trường hợp cụ thể, đặc biệt. Đối với Bộ luật dân sự năm 2015 và cả trước đây là BLDS 2005, BLDS 1995 đều có nguyên quy định như thế này.

Tuy nhiên, Điều 645 - điều luật duy nhất trong BLDS 2015 có quy định về di sản thờ cúng, có một điểm chưa cụ thể, đó là việc khi người thừa kế theo di chúc cuối cùng chết đi thì di sản thờ cúng sẽ ngay lập tức thuộc về người thừa kế theo pháp luật đang quản lý hợp pháp di sản thờ cúng đó. Nhưng sẽ thuộc về quyền sở hữu hay chỉ thuộc về quyền sử dụng của người thừa kế này thì BLDS và các luật, văn bản hướng dẫn khác không giải thích cụ thể. 

Nếu thuộc về quyển sở hữu, thì đồng nghĩa với việc sử dụng di sản vào mục đích thờ cúng sẽ chấm dứt và điều này chắc chắn trái ngược với mong muốn của người lập di sản thờ cúng và truyền thống, tập quán của dân tộc về việc lập hương hỏa - di sản thờ cúng.

Nhưng nếu chỉ thuộc quyền sử dụng, thì di sản thờ cúng xem như không có chủ sở hữu cụ thể, khi cần thiết phải định đoạt để sử dụng trong trường hợp cần thiết sẽ rất khó khăn. Đồng thời, không thể biết được thời gian chấm dứt của di sản thờ cúng này và nếu xã hội có quá nhiều di sản thờ cúng - đặc biệt là nhà - đất - bất động sản nói chung, sẽ dẫn đến một sự lãng phí rất lớn nguồn tài sản khan hiếm này của xã hội. Ngoài ra, cổ luật và luật cận đại cho phép áp dụng tục lệ "ngũ đại mai thần chủ" để chấm dứt việc sử dụng di sản thờ cúng nhưng kèm theo rất nhiều điều kiện và dường như không thể áp dụng tập quán này trong pháp luật hiện nay...!?

Do đó, trước hết, theo pháp luật hiện nay, di sản dùng vào việc thờ cúng hay hương hỏa sẽ không được phép chia thừa kế.

Theo thực tiễn

Trong thực tiễn, đã có trường hợp tại Quận 11, TP. HCM xảy ra tranh chấp về di sản dùng vào việc thờ cúng được cha mẹ để lại thông qua việc lập di chúc. Khi hỏi ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước trong trường hợp này, công văn trả lời đã nêu rõ ý kiến về việc:
Di chúc chỉ nêu dùng căn nhà làm nơi thờ cúng vĩnh viễn chứ không nói không cho phép chia thừa kế. Nếu bà A hoàn lại kỷ phần cho các anh chị em để nhận toàn bộ căn nhà và cam kết dùng vào việc thờ cúng như di chúc thì hoàn toàn được phép. Vì thờ cúng không nhất thiết phải theo hình thức nào mà còn theo ý chí đạo đức của người thực hiện việc thờ cúng.
Dựa vào ý kiến trên đây, chúng ta có thể nhận thấy một hướng xử lý để cho phép phân chia thừa kế đối với di sản dùng vào việc thờ cúng. Tuy nhiên, khi xem xét ví dụ này, chúng ta cần phải cân nhắc, đối chiếu đầy đủ các vấn đề, căn cứ có liên quan. Hiện nay, chưa có án lệ về trường hợp phân chia di sản thờ cúng và BLDS lại quy định di sản thờ cúng không được chia thừa kế, nhưng nhu cầu thực tiễn đặt ra các yêu cầu đặc biệt để phân chia loại di sản quan trọng này. Do đó, có thể phân chia thừa kế di sản thờ cúng, nhưng phải xem xét trong từng trường hợp cụ thể, với từng nội dung vụ việc cụ thể và không thể áp dụng hoàn toàn riêng lẻ các quy định pháp luật hiện nay.

Thay vào đó, để có thể phân chia di sản dùng vào việc thờ cúng, cần xem xét cụ thể các quy định pháp luật hiện nay theo Bộ luật dân sự 2015, Luật đất đai 2013, các Nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Toàn án nhân dân tối cao... và phong tục, tập quán để có cơ sở cho phép phân chia loại di sản này. Vì trên thực tế và theo tinh thần pháp luật, di sản dùng vào việc thờ cúng - hương hỏa, không phải di sản thông thường cũng như xếp loại di sản này chung với các loại di sản khác cũng đồng nghĩa hy sinh, chối bỏ cả một truyền thống, tập quán lâu đời, đáng trân trọng, cần duy trì của tổ tiên.

Luật Vạn Thông
Di sản thờ cúng có bán hoặc chia thừa kế được hay không? Di sản thờ cúng có bán hoặc chia thừa kế được hay không?
910 1

Bài viết Di sản thờ cúng có bán hoặc chia thừa kế được hay không?

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »