Dự thảo Nghị định mới về "livestream bất hợp pháp".

6:27 PM
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19

VANTHONGLAW - Trong thời gian tới, việc thu phí sử dụng dịch vụ và cung cấp dịch vụ phát trực tuyến livestream chỉ dành cho những mạng xã hội được cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội. Dự kiến này là một trong những điểm đáng lưu ý của dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP.

Bài liên quan

Theo số liệu từ Bộ Thông tin & Truyền thông, có 829 mạng xã hội được cấp phép hoạt động tại Việt Nam tính đến hết tháng 6 năm 2021. Trong tổng số mạng xã hội cấp phép này, chỉ có khoảng hơn 5% số lượng mạng xã hội có trên 1 triệu người sử dụng thường xuyên. Đặc biệt, dù Zalo đang là mạng xã hội Việt có đông người sử dụng nhất (60 triệu người) nhưng mức độ ảnh hưởng và phổ biến (ngoài việc ứng dụng trong khối hành chính) vẫn còn rất kém so với những mạng xã hội có kết nối xuyên biên giới, đa nền tảng như Facebook, Youtube, Tik tok... Tổng số lượng người Việt Nam thường xuyên sử dụng TOP 10 mạng xã hội hàng đầu Việt Nam có thể đạt tới 80 triệu người.

Trong thời gian qua, nhiều trang mạng xã hội xuyên biên giới được người Việt Nam thường xuyên sử dụng và xem như công cụ hoạt động, kinh doanh hay giải trí chính của mình. Tuy nhiên, nhiều trong số các trang mạng xã hội xuyên biên giới này chưa tuân thủ pháp luật Việt Nam về quản lý thông tin, truyền thông trên môi trường số. Ngoài ra, các quy định pháp luật hiện nay đã tỏ ra nhiều bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu, tốc độ phát triển của công nghệ trong môi trường số. Nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng những kẻ hở này để vi phạm pháp luật, lan truyền tin giả, gây mất ổn định xã hội, bất bình đẳng với doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Do vậy, tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, Bộ TT&TT đề xuất một số quy định mới về cấp phép mạng xã hội và quy định để hạn chế tình trạng báo hóa.  

Lưu ý về việc cấp phép

Điểm đáng lưu ý về điều kiện phải xin phép hoạt động của mạng xã hội, là việc tùy vào kết quả quản lý của Bộ TT&TT về mức độ người truy cập thường xuyên vào mạng xã hội trong một tháng, nếu con số này là 10.000 người truy cập thường xuyên trong một tháng, mạng xã hội bắt buộc phải đăng ký xin cấp phép hoạt động. Đối với các mạng xã hội trong nước, khi mới thành lập và lượng truy cập chưa nhiều vẫn phải thông báo về việc hoạt động của mình cho Bộ TT&TT theo mẫu có sẵn. Đây là việc thông báo, không phải cấp phép tuy nhiên các mạng xã hội này vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ mạng xã hội và nếu vi phạm vẫn sẽ bị xử lý. Ngoài ra, mạng xã hội nước ngoài phải thực hiện thủ tục thông báo hoặc xác nhận thông báo cho cơ quan quản lý Nhà nước nếu có cung cấp dịch vụ cho người Việt Nam.

Đối với vấn đề bảo mật, Dự thảo cũng quy định khi mạng xã hội hoạt động theo quy định, cần phân loại chỉ tài khoản/người dùng đã xác nhận, định danh hai lớp bằng việc xác thực tài khoản bằng tên thật và bằng số điện thoại thì mới được viết bài, bình luận hoặc livestream. Nếu không xác định danh tính và số điện thoại, người dùng chỉ được xem tin bài. Về việc thu phí, chỉ mạng xã hội được cấp phép mới được quyền thu phí sử dụng dịch vụ dưới mọi hình thức và cung cấp dịch vụ phát trực tuyến livestream.

Khi tuân thủ quy định pháp luật, mạng xã hội phải có trách nhiệm gỡ bỏ các nội dung, hành động vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Các nội dung, hành vi vi phạm pháp luật này được căn cứ vào các quy định pháp luật chuyên ngành để xử phạt. Trường hợp không chấp hành, cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu đình chỉ mọi hoạt động của mạng xã hội đó.


Luật Vạn Thông
Dự thảo Nghị định mới về "livestream bất hợp pháp". Dự thảo Nghị định mới về "livestream bất hợp pháp".
910 1

Bài viết Dự thảo Nghị định mới về "livestream bất hợp pháp".

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »