Tranh chấp nhà đất giữa Việt kiều và người đứng tên hộ ở Việt Nam.

12:00 AM
Tranh chấp nhà đất giữa Việt kiều và người đứng tên hộ ở Việt Nam.

VANTHONGLAW - Nhà đất là một bất động sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy, Nhà nước rất quan tâm xử lý, điều tiết. Đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không phải ai cũng được mua nhà đất ở Việt Nam. theo quy định của pháp luật, chỉ có một số đối tượng được mua nhà ở tại Việt Nam. Do đó, các trường hợp không đủ điều kiện để mua nhà đất ở tại Việt Nam mà vẫn mua, nhờ người khác đứng tên hộ, khi xảy ra tranh chấp thì phải xác định giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Bài liên quan

Đối với giao dịch dân sự vô hiệu, theo quy định của pháp luật dân sự, khi xét xử các trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà đất nhờ người khác đứng tên hộ, các Tòa án đã từng tịch thu phần thu lợi bất chính từ việc mua bán nhà đất. Kể từ Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực thi hành, vấn đề xử lý hậu quả của việc giao dịch dân sự vô hiệu đã có nhiều thay đổi, nhưng vẫn còn nhiều điểm đáng bàn bạc và trong một số trường hợp có bản án của Tòa án vẫn lúng túng khi áp dụng quy định pháp luật để giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu.

Đáng nói, trước đây, tại một số bản án của Tòa án, mặc dù quy định mới không còn bắt buộc tịch thu và sung công quỹ phần chênh lệch giữa giá nhà đất khi mua và giá nhà đất ở thời điểm phát mại nhà, đất nhưng vẫn có Tòa án cho thi hành quy định đã không còn hiệu lực này. Hiện nay, quy định sung công quỹ Nhà nước trong trường hợp này không còn nữa, nhằm đảm bảo nguyên tắc về quyền dân sự của công dân. Mặc dù vậy, đối với trường hợp đứng tên giùm khá phổ biến giữa vợ chồng có một người là Việt kiều, người còn lại sống tại Việt Nam và đứng tên giùm hoặc anh em đứng tên giùm thì hệ quả pháp lý thường rất phức tạp.

Có trường hợp hai vợ chồng khi ly hôn thì yêu cầu chia tài sản chung. Nhưng trong khối tài sản chung này, có một phần tài sản do vợ hoặc chồng đứng tên giùm cha/mẹ/anh/chị/em hoặc cô/chú từ nước ngoài gửi tiền về mua. Trong quá trình xét xử, có trường hợp công nhận hoặc không công nhận việc đứng tên giùm mà đều cho là tài sản chung của vợ chồng dẫn đến Tòa án phải giải quyết hệ quả của việc đứng tên giùm người Việt Nam ở nước ngoài. Nhưng có cấp Tòa án lại cho phép người đứng tên giùm được quyền đăng ký cấp "sổ đỏ" đối với chính phần nhà, đất mình đứng tên giùm. Điều này không phù hợp quy định pháp luật. Hơn nữa, về tố tụng, còn đặt ra cả trường hợp Tòa án có thẩm quyền có xem xét giải quyết trong cùng vụ án này hay không?

Ngoài ra, còn một vấn đề rất quan trọng khác liên quan đến việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua đất tại Việt Nam lúc chưa được pháp luật cho phép, nhưng khi xảy ra tranh chấp thì họ đã có đủ điều kiện này thì việc nhờ người khác đứng tên giùm có ảnh hưởng đến lợi ích của người Việt Nam ở nước ngoài hay không? Hiện tại, vấn đề này cần phải dựa trên diễn tiến thực tế của từng vụ tranh chấp nhà đất để có hướng giải quyết phù hợp đảm bảo cho quyền lợi của người mua nhà đất thực sự và người đứng tên giùm. Riêng đối với việc đã đủ điều kiện đứng tên nhà đất tại Việt Nam, pháp luật hiện tại đã có hướng giải quyết công nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng cho người Việt Nam định cư tại nước ngoài.

==================================================
Khách hàng có nhu cầu "GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÀ ĐẤT GIỮA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM TRONG NƯỚC", vui lòng liên hệ:


Địa chỉ: 284 Lê Văn Qưới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com

BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ

Theo Tưởng Duy Lượng.
Luật Vạn Thông trích đăng
Tranh chấp nhà đất giữa Việt kiều và người đứng tên hộ ở Việt Nam. Tranh chấp nhà đất giữa Việt kiều và người đứng tên hộ ở Việt Nam.
910 1

Bài viết Tranh chấp nhà đất giữa Việt kiều và người đứng tên hộ ở Việt Nam.

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »