Tranh chấp tên doanh nghiệp giải quyết như thế nào?

12:00 AM
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19

VANTHONGLAW - Tên là một trong những tài sản vô giá của doanh nghiêp. Nó góp phần rất lớn trong việc xây dựng nên thương hiệu, hình thành nên bản chất của doanh nghiệp. Từ đó tạo lập giá trị và thu hút được niềm tin từ khách hàng.

Bài viết liên quan
>>> Khi nào thì công ty được sa thải người lao động?
>>> Người lao động cần làm thủ tục gì để nhận tiền hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ?
>>> Đoạn ghi âm chuyển bệnh - chia sẻ có vi phạm pháp luật?
>>> Dự thảo nghị định mới về " Livestream bất hợp pháp"
>>> Quy định pháp luật về xử lý tài sản trong giao dịch cầm cố tài sản

Hiện nay, xảy ra không ít các vụ kiện tụng liên quan đên việc “Tranh chấp tên công ty”. Ngoài các công ty vô ý đặc trùng tên vẫn có rất nhiều doanh nghiệp cố ý sử dụng cách thức này như một phương pháp nhằm quảng bá tên tuổi, cũng như việc thu hút sự chú ý của khách hàng. Từ đó, xảy ra nhiều mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp, cuối cùng phải đến yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tiêu biểu, trường hợp "Tranh chấp giữa Công ty TNHH Secom Việt NamCông ty TNHH Se com. Sau khi trải qua hai phiên tòa Sơ thẩm và Phúc Thẩm dù 2 bản án có quyết định trái ngược nhau, nhưng cuối cùng Công ty TNHH Secom Việt Nam vẫn bảo vệ được quyền lợi của mình. Tòa phúc thẩm đã thực hiện việc trưng cầu giám định, đối chiếu ngành nghề của cả hai bên và Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ đã kết luận là hai ngành nghề này tương tự nhau. Từ đó yêu cầu Công ty TNHH Se com phải đổi tên đồng thời bồi thường cho Công ty TNHH Secom Việt Nam 100 triệu đồng chi phí thuê Luật sư theo đuổi sự kiện."

TRƯỜNG HỢP NÀO BỊ COI LÀ VI PHẠM TÊN DOANH NGHIỆP

Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

Tên Doanh nghiệp đề nghị không được chấp nhận:

+ Trùng với tên tiếng Việt của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký;

+ Trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký;

+ Trùng với tên nước ngoài của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký;

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng doanh nghiệp cùng loại bởi một số tự nhiên, số thứ tự, chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt hay ký hiệu trong tên; (không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký)

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngày trước hoặc từ “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp; (không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký)

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự. (không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký)

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÊN DOANH NGHIỆP
Nhà nước luôn có cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp, đỡ tốn thời gian trong việc giải quyết tranh chấp tên doanh nghiệp; các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp hoặc bổ sung tên địa danh để làm yếu tố phân biệt tên doanh nghiệp.

Bên nào đằng ký thành lập trước và đã đăng ký tên thượng mại trước thì có quyền đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm phải thay đổi tên gọi cho phù hợp.

Vì đây là tranh chấp về kinh doanh, thương mại và đều có mục đích lợi nhuận. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, các tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở.

 Quang Long

 

Tranh chấp tên doanh nghiệp giải quyết như thế nào? Tranh chấp tên doanh nghiệp giải quyết như thế nào?
910 1

Bài viết Tranh chấp tên doanh nghiệp giải quyết như thế nào?

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »