Cơ chế pháp lý phòng, chống mua bán người ở Việt Nam hiện nay.

12:30 AM
Cơ chế pháp lý phòng, chống mua bán người ở Việt Nam hiện nay.
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW -  Theo báo cáo của Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc,  tội phạm mua bán người (MBN) đang trở thành nhóm tội phạm có tổ chức, xuyên  quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới, với trên 17,5 triệu người là nạn nhân của  tội phạm MBN, gần 21 triệu người đang bị cưỡng bức lao động và lợi nhuận từ  hoạt động buôn bán người ước tính đạt tới 150 tỉ USD. Ít nhất 152 quốc gia là  điểm xuất phát và 124 quốc gia là đích đến chịu tác động của nạn MBN, 800.000  nạn nhân bị buôn bán qua biên giới mỗi năm, 33% nạn nhân là trẻ em, cứ 3 nạn  nhân trẻ em thì có 2 nạn nhân là trẻ em gái, cùng với nạn nhân nữ họ chiếm đến  70% nạn nhân của các vụ MBN trên toàn thế giới [47]. 

Bài liên quan

Hàng năm, có khoảng  244 triệu người di cư mỗi năm và rất nhiều người trong số đó trở thành nạn nhân  của MBN. Các nước tiểu vùng sông Mê Kông (trong đó có Việt Nam) vẫn bị  đánh giá là điểm nóng của tình trạng MBN, di cư trái phép với số nạn nhân lên  đến gần 12 triệu người và lợi nhuận thu được ở khu vực này lên đến hàng chục  tỉ USD mỗi năm.   Đứng trước thách thức trên, cộng đồng quốc tế đã hình thành những cơ chế  pháp lý (CCPL) ở các cấp độ  từ song phương, đa phương và toàn cầu về phòng,  chống MBN nhằm bảo vệ các giá trị cơ bản của nhân loại, bảo vệ quyền con người  đặc biệt là nhóm người dễ bị tổn thương. 

Trong đó nổi bật là Công ước “Chống tội  phạm có tổ chức xuyên quốc gia” (Công ước TOC) được Liên hợp quốc thông qua  ngày 15/11/2000 [68]. Kèm theo đó là Nghị định thư về "Phòng ngừa, trấn áp, trừng  trị tội phạm buôn bán người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em" (Nghị định thư TIP) đã tạo  tiền đề cho việc hình sự hóa và hợp tác quốc tế trong đấu tranh với tội phạm buôn  bán người [69]. Từ năm 2013, ngày 30/7 hàng năm được Liên hợp quốc chọn là Ngày Quốc tế phòng, chống buôn bán người nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc  tế về tội phạm buôn bán người. 

Tại khu vực Đông Nam Á cũng đã hình thành các cơ chế phòng, chống MBN như Tiến trình Bali chống di cư trái phép, buôn bán người  và tội phạm xuyên quốc gia, Sáng kiến cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê  Kông (Commit) về chống MBN, Công ước Asean về phòng, chống MBN đặc biệt  là phụ nữ và trẻ em (ACTIP)...  Việt Nam - quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á - khu vực phát triển  mạnh mẽ về du lịch, dịch vụ và lao động, với điều kiện vị  trí địa lý thuận lợi và  đường biên giới dài tiếp giáp các quốc gia có hệ thống pháp luật khác biệt, có sự  chênh lệch giới tính lớn, thiếu hụt lao động đặc biệt là lao động nặng nhọc, lao động  

trong các ngành dịch vụ giải trí nên Việt Nam được coi là quốc gia nguồn của tội  phạm MBN. Tội phạm MBN tại Việt Nam mặc dù có chiều hướng giảm cả về số  vụ lẫn số đối tượng và nạn nhân nhưng nhìn chung vẫn còn diễn ra rất phức tạp cả  trong nội địa và xuyên biên giới với sự đa dạng về nạn nhân (nữ giới, nam giới, trẻ  em và bào thai). Tính từ năm 2012 đến 6/2020 cả nước phát hiện 3.097 vụ với 4.496  đối tượng lừa bán 6.808 nạn nhân, hơn 85% trong số này đã bị đưa ra nước ngoài  trong đó đưa sang Trung Quốc chiếm hơn 70% và hơn 90% số nạn nhân là nữ giới,  trong đó dưới 16 tuổi chiếm tới 16% [3]. Số nạn nhân bị mua bán trong nước ước  chiếm 1,13% nhưng chưa được thống kê và đánh giá toàn diện [87]. Chưa kể đến  khoảng 30.000 phụ nữ, trẻ em vắng mặt lâu dài nghi bị mua bán, hơn 80.000 phụ  nữ  xuất cảnh lấy chồng nước ngoài và  hàng vạn lao động Việt Nam hoạt động  thường xuyên cũng như thời vụ ở bên ngoài lãnh thổ dưới nhiều hình thức từ lao  động chính thức đến lao động bất hợp pháp  tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị bóc lột, bị  mua bán chưa được xác minh, thống kê đầy đủ. Điều này, đã xâm phạm nghiêm  trọng tới quyền con người, trật tự an toàn xã hội và ảnh hưởng tới uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.  

Đứng trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều  giải pháp nhằm hạn chế và ngăn ngừa tội phạm MBN  trong đó nổi bật là Luật  Phòng, chống MBN 2011, Chương trình hành động quốc gia phòng, chống tội  phạm giai đoạn 2016-2025 tầm nhìn đến 2030; Chương trình hành động quốc gia  phòng, chống tội phạm MBN  giai đoạn  2016  –  2020  (Chương trình 130/CP);  thành lập ban chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ (Ban chỉ đạo 138).  Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015, sửa đổi bổ sung 2017 được ban hành  với quy định tội MBN theo hướng tiếp cận gần hơn với khái niệm Nghị định thư  TIP. Từ năm 2013, ngày 30/7 hàng năm được Việt Nam chọn là ngày "Toàn dân  phòng, chống mua bán người".   Tuy nhiên, bất chấp những nỗ  lực của Chính phủ cũng như của cộng đồng  quốc tế, trên thực tế tội phạm MBN ở Việt Nam vẫn diễn biến hết sức nghiêm trọng  và so với các loại tội phạm khác, tội phạm MBN có tỉ lệ tội phạm ẩn rất cao. 

Điều  này cho thấy bên cạnh những lý do khách quan, còn nhiều bất cập, hạn chế như quy  định pháp luật còn dàn trải, chưa bám sát thực tiễn từ quy định của BLHS, Luật Tố  tụng hình sự (TTHS), Luật Phòng, chống MBN đến các văn bản pháp luật khác;  hoạt động công vụ còn yếu, chồng chéo; nguồn nhân lực, năng lực trong thực thi  công vụ còn hạn chế; công tác phối kết hợp chưa đạt kết quả từ hoạt động phòng  ngừa, đấu tranh, hợp tác quốc tế, giải cứu, xác minh, chuyển tuyến và tái hòa nhập  cộng đồng cho nạn nhân; nguồn lực đấu tranh chưa được quan tâm tương xứng;  nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế. Do vậy, nhiệm vụ cấp bách đặt ra là  nghiên cứu lý luận, phân tích toàn diện về thực trạng CCPL phòng, chống MBN,  tìm ra nguyên nhân và đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện CCPL phòng, chống  MBN ở Việt Nam hiện nay.  

Về mặt lý luận, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu,  toàn diện, có hệ thống và trực tiếp liên quan đến CCPL phòng, chống MBN từ quy  định pháp luật, tổ chức bộ máy, công tác phối kết hợp đến các yếu tố tác động ảnh  hưởng. Hệ thống lý luận về CCPL phòng, chống MBN còn nhiều khoảng trống,  chưa thống nhất trong nhận thức về chức năng, nhiệm vụ giữa các chủ thể trong  phòng, chống MBN nên hiệu quả hoạt động này trên thực tế còn nhiều bất cập,  hạn chế.  Xuất phát từ những lý do trên, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề  tài "Cơ chế  pháp lý phòng, chống mua bán người ở Việt Nam hiện nay" làm luận án tiến sĩ.  Đây là đề tài có ý nghĩa thiết thực, cấp bách về cả lý luận và thực tiễn.

Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st

Cơ chế pháp lý phòng, chống mua bán người ở Việt Nam hiện nay. Cơ chế pháp lý phòng, chống mua bán người ở Việt Nam hiện nay.
910 1

Bài viết Cơ chế pháp lý phòng, chống mua bán người ở Việt Nam hiện nay.

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »