BÀI 5. TỔ CHỨC THƯ VIỆN VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ THƯ VIỆN TRƯỜNG PHỔ THÔNG.

12:14 PM
BÀI 5. TỔ CHỨC THƯ VIỆN VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ THƯ VIỆN TRƯỜNG PHỔ THÔNG.

VANTHONGLAW - Để có kết quả thi tuyển dụng viên chức tốt nhất cho vị trí nhân viên thư viện trường học, bạn có thể tham khảo các nội dung bài viết dưới đây để bổ sung, củng cố kiến thức chuyên ngành thư viện trong lĩnh vực thư viện trường học dành cho mình. Nếu có thắc mắc, khó khăn gì về nghiệp vụ thư viện trường học, bạn hãy truy cập Nhóm Facebook "Hội THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC" để cùng chia sẻ, tìm giải đáp cùng các đồng nghiệp của mình nhé!





BÀI 5. TỔ CHỨC THƯ VIỆN VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ THƯ VIỆN TRƯỜNG PHỔ THÔNG.

Công tác tổ chức kĩ thuật: 

a. Thư viện phải tiến hành sưu tầm, bổ sung các sách báo và tài liệu cần thiết
  1. Muốn bổ sung tốt, cán bộ thư viện cần phải: 
  2. Nắm được các nguyên tắc và hình thức bổ sung. 
  3. Nắm được các nguồn sách và các tài liệu giới thiệu về sách báo. 
  4. Nắm được đối tượng cấn phục vụ và yêu cầu của giáo viên và học sinh. 
  5. Nắm được nội dung kho sách hiện có. 
  6. Nắm được kinh phí mua sách của thư viện, tổ chức bổ sung kịp thời và có hệ thống những tài liệu cần thiết. 
Đăng kí tài liệu. 
  1. Đăng kí tổng quát. 
  2. Đăng kí cá biệt. 
  3. Đăng kí sách giáo khoa dùng chung. 
  4. Cần nắm vững các nguyên tắc đăng kí và bảo quản tốt các sổ đăng kí. 
Phân loại và mô tả.

Nắm vững kích thước, nội dung trình bày của cuốn sách và các yếu tố mô tả.    
Sử dụng thành thạo bản phân loại, bản kí hiệu tên sách. 

Xây dựng hệ thống mục lục: 

Cán bộ thư viện phải nắm vững nguyên tắc sắp xếp và cơ cấu của mục lục (thư viện trường học có 2 mục lục: mục lục chữ cái và mục lục phân loại). 

Đóng dấu, dán nhãn, ghi kí hiệu 

Dán nhãn ở gáy sách hoặc góc sách phía trên cùng bên tay trái. Ghi số đăng kí cá biệt vào nhãn sách, vào trang tên sách và trang 17. 

Xếp sách trên giá, kiểm kê và bảo quản kho sách. 

Có thể chọn 1 trong 2 phương pháp xếp sách : phân loại kết hợp với chữ cái hoặc số đăng kí cá biệt. 
Thường xuyên kiểm kê từng phần hoặc toàn bộ sách theo kế hoạch đã định. 

Tổ chức phục vụ bạn đọc trong và ngoài thư viện. 

1. Phục vụ trong thư viện. 

Việc phục vụ bạn đọc trong thư viện được thể hiện ở hai phòng công tác: phòng đọc và phòng mượn.
 
- Đọc sách tại chỗ: Trong phòng đọc cần tổ chức hệ thống mục lục khoa học giúp bạn đọc dễ dàng tìm cách chọn sách, tiết kiệm được thời gian. 
- Mượn sách về nhà: Sách cho mượn phải được chọn lọc kĩ, phù hợp với đối tượng cho mượn. 

2. Phục vụ bạn đọc ngoài thư viện. 

Phát huy cao nhất tác dụng của sách báo đối với chất lượng giáo dục của nhà trường, đồng thời động viên, khơi dậy phong trào đọc sách trong giáo viên, học sinh, tận dụng vòng quay của sách. 
Các hình thức phục vụ bạn đọc ngoài thư viện: 
Tổ chức túi sách lưu động. 
Chi nhánh thư viện. 

Tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn sử dụng sách báo. 

Phương pháp tuyên truyền: 

Tuyên truyền miệng: có những hình thức sau: 
  1. Đọc to nghe chung.   
  2. Điểm sách. 
  3. Kể chuyện theo sách. 
  4. Giới thiệu sách. 
  5. Thi vui đọc sách. 
  6. Hội nghị bạn đọc. 
  7. Thảo luận sách, bình sách. 
Tuyên truyền trực quan: có những hình thức sau: 
  1. Triển lãm sách. 
  2. Biểu ngữ thư viện. 
  3. Chắp hình. 
  4. Lịch những ngày lịch sử, sự kiện. 
Nhiệm vụ của người cán bộ thư viện. 

Nhiệm vụ. 

- Làm tốt các khâu tổ chức kỹ thuật, xây dựng thư viện hoàn chỉnh phục vụ cho yêu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. 
- Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường đề xuất những ý kiến xây dựng và kiện toàn thư viện, vận động giáo viên và học sinh đọc và làm theo sách. 
-      Chủ động phát động những phong trào đọc sách báo nhân kỉ niệm những ngày lễ lớn, hoặc phục vụ các đợt học tập chính trị, bồi dưỡng hè… 
- Phối hợp với hội đồng giáo viên thành lập mạng lưới giới thiệu, tuyên truyền sách báo trong giáo viên, học sinh, hoặc tổ chức các cuộc triển lãm trưng bày sách phục vụ giản dạy, học tập của nhà trường. 
- Giáo dục và vận động bạn đọc giữ gìn sách báo, bảo vệ và xây dựng thư viện bằng cách: đóng góp sách báo cũ, tham gia sửa chữa tủ, bàn ghế thư viện, phục chế, tu bổ sách… 

Yêu cầu đối với người cán bộ thư viện trường học. 

- Có tư tưởng tiến bộ, thường xuyên họct ập chính trị, đường lối, chính sách của Đảng nhất là những quan điểm giáo dục, mục tiêu đào tạo của nhà trường, trên cơ sở đó có phương hướng xây dựng, tổ chức hoạt động thư viện đạt kết quả tốt. 
- Có nhiệt tình và lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao. Có nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của công tác thư viện. 
- Có trình độ văn hóa và học thức rộng rãi. Phải thường xuyên học tập, mở rộng kiến thức, tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu, sinh hoạt chuyên đề của các tổ bộ môn. 
- Có trình độ chuyên môn thư viện nhất định. Không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ toàn diện, phát huy tác dụng tốt của cán bộ thư viện đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. 
- Nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, kết quả công việc và chức trách của mình.

-----------------

Nếu có nhu cầu chia sẻ, tìm tài liệu về hoạt động của Thư viện trường học, hoặc tìm kiếm thông tin tuyển sinh, tuyển dụng, thi viên chức, thi biên chế bạn có thể truy cập nhóm Facebook Hội THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC (Click vào đây để vào nhóm) nhé! Hội THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC chỉ chia sẻ các hoạt động nghiệp vụ về Thư viện Trường học, tuyệt đối không có bán hàng, bạn yên tâm nhé!
Chúc bạn thành công với nghề Thư viện!!!.

LUẬT VẠN THÔNG

BÀI 5. TỔ CHỨC THƯ VIỆN VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ THƯ VIỆN TRƯỜNG PHỔ THÔNG. BÀI 5. TỔ CHỨC THƯ VIỆN VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ THƯ VIỆN TRƯỜNG PHỔ THÔNG.
910 1

Bài viết BÀI 5. TỔ CHỨC THƯ VIỆN VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ THƯ VIỆN TRƯỜNG PHỔ THÔNG.

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »