BÀI 2. CÔNG TÁC THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC.

VANTHONGLAW - Để có kết quả thi tuyển dụng viên chức tốt nhất cho vị trí nhân viên thư viện trường học, bạn có thể tham khảo các nội dung bài viết dưới đây để bổ sung, củng cố kiến thức chuyên ngành thư viện trong lĩnh vực thư viện trường học dành cho mình. Nếu có thắc mắc, khó khăn gì về nghiệp vụ thư viện trường học, bạn hãy truy cập Nhóm Facebook "Hội THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC" để cùng chia sẻ, tìm giải đáp cùng các đồng nghiệp của mình nhé!


BÀI 2. CÔNG TÁC THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC.

1. Đặc điểm của thư viện trường phổ thông. 

2. Nhiệm vụ. 

Nhiệm vụ của thư viện trường học là phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nó phải gắn liền với chương trình, nội dung học tập của mỗi loại trường, mỗi cấp học đồng thời gắn liền với nội dung đào tạo con người mới- con người toàn diện theo mục tiêu của các cấp học, bậc học. 

3. Đối tượng.

Đối tượng phục vụ của thư viện trường phổ thông bao gồm: giáo viên, học sinh, cán bộ và nhân viên trong nhà trường. 

4. Tổ chức kho sách. 

Để đáp ứng yêu cầu phục vụ cho nội dung hoạt động chủ yếu của nhà trường, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh làm tốt nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Kho sách được tổ chức thành 3 bộ phận cơ bản: 

Sách giáo khoa 
Sách tham khảo. 
Sách nghiệp vụ giáo viên. 

Kho sách thư viện trường phổ thông được tổ chức thành ba bộ phận như vậy nhằm phục vụ sát đối tượng bạn đọc, tạo điều kiện cho bạn đọc sử dụng sách thuận lợi nhất.   

Hiện nay, để nhấn mạnh thêm chức năng giáo dục, thư viện trường phổ thông còn tổ chức thành các bộ phận tủ sách riêng biệt khác đó là: sách giáo dục đạo đức pháp luật, sách giáo dục kỹ năng sống và sách viết về biển đảo. 

Hoạt động. 

Với chức năng lưu giữ và luân chuyến sách, báo thông qua nội dung sách báo, thư viện góp phấn tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh cho giáo viên và học sinh. Các hoạt động tuyên truyền giới thiệu, triển lãm sách… nhân các ngày kỉ niệm lớn của dân tộc, của ngành… có tác dụng tích cực đối với việc giáo dục tư tưởng đạo đức và truyền thống cách mạng cho học sinh, đồng thời chống mọi tàn dư văn hóa tiêu cực xâm nhập vào nhà trường. 

Các hoạt động của thư viện còn phục vụ việc tự học và tự bồi dưỡng cho giáo viên và học sinh. Việc bồi dưỡng hứng thú, thói quen và phương pháp tự học, hướng dẫn các em biết cách nghiên cứu sách, báo, thảo luận chuyên đề, ghi chép tư liệu, sử dụng hệ thống mục lục để tra tìm và lựa chọn tài liệu, biết sử dụng kho sách là nhiệm vụ rất quan trọng của công tác phục vụ bạn đọc, của hoạt động thư viện nhà trường. 

Vai trò của thư viện trong trường phổ thông. 

Hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong trường phổ thông là giảng dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều phải sử dụng công cụ sách, báo. Sách, báo chỉ có thể được quản lí tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó trên cơ sở tổ chức tốt công tác thư viện. Vì vậy, tổ chức thư viện trong nhà trường nhằm thỏa mãn nhu cầu về sách, báo của giáo viên và học sinh là một yêu cầu khách quan không thể thiếu được. Tổ chức thư viện và hoàn thiện các hoạt động của nó phục vụ công tác dạy và học cũng là biểu hiện đặc trưng của nhà trường tiên tiến. 

Đối với trường phổ thông, thư viện không những là “cơ sở vật chất trọng yếu”, “ đảm bảo số lượng và chất lượng sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo”, mà còn là “ trung tâm sinh hoạt văn hóa khoa học”, “ thư viện góp phần quyết định chất lượng và không ngừng nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống xan hóa mới” trong nhà trường. Thư viện còn góp phần giúp học sinh xây dựng được phương pháp học tập và phong cách làm việc khoa học, biết sử dụng sách, báo, thư viện. 

Vai trò của sách, báo trong thư viện trường phổ thông. 

Sách giáo khoa. 

Sách giáo khoa là loại sách dành cho học sinh tự học, tự nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Đối với giáo viên, sách giáo khoa là một công cụ cơ bản không thể thiếu được. Một mặt, sách giáo khoa xác định mức độ, khối lượng kiến thức cần truyền thụ cho học sinh, mặt khác nó có tác dụng gợi ý phương pháp giảng dạy và giáo dục mà không hạn chế sự sáng tạo trong hoạt động sư phạm, giúp giáo viên nâng cao hiệu suất giờ lên lớp, đồng thời tạo cơ sở thống nhất trong tất cả các trường học. Sach giáo khoa là loại sách chính thống có tính chất pháp quy do Bộ giáo dục và Đào tạo duyệt và ấn hành. 

Sách nghiệp vụ của giáo viên. 

Là loại sách phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên. Sách này bao gồm: Các sách về phương pháp giảng dạy, sách thiết kế bài giảng, các loại bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, sách tự học, sách công cụ ( từ điển, tra cứu), văn hóa, chính trị, tư tưởng và các văn bản chỉ đạo của ngành. 

Sách tham khảo . 

Sách tham khảo là loại sách góp phần củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức cho giáo viên và học sinh, có tác dụng kích thích học sinh lòng say mê học tập, nghiên cứu, có ý thức vươn lên, tìm tòi, sáng tạo trong học tập và lao động. Sách tham khảo của nhiều nhà xuất bản khác nhau rất phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức.


-----------------

Nếu có nhu cầu chia sẻ, tìm tài liệu về hoạt động của Thư viện trường học, hoặc tìm kiếm thông tin tuyển sinh, tuyển dụng, thi viên chức, thi biên chế bạn có thể truy cập nhóm Facebook Hội THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC (Click vào đây để vào nhóm) nhé! Hội THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC chỉ chia sẻ các hoạt động nghiệp vụ về Thư viện Trường học, tuyệt đối không có bán hàng, bạn yên tâm nhé!
Chúc bạn thành công với nghề Thư viện!!!.

LUẬT VẠN THÔNG

Powered by Blogger.