BÀI 4. ĐĂNG KÍ SÁCH BÁO VÀ TỔ CHỨC KHO SÁCH.

12:06 PM
BÀI 4. ĐĂNG KÍ SÁCH BÁO VÀ TỔ CHỨC KHO SÁCH.

VANTHONGLAW - Để có kết quả thi tuyển dụng viên chức tốt nhất cho vị trí nhân viên thư viện trường học, bạn có thể tham khảo các nội dung bài viết dưới đây để bổ sung, củng cố kiến thức chuyên ngành thư viện trong lĩnh vực thư viện trường học dành cho mình. Nếu có thắc mắc, khó khăn gì về nghiệp vụ thư viện trường học, bạn hãy truy cập Nhóm Facebook "Hội THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC" để cùng chia sẻ, tìm giải đáp cùng các đồng nghiệp của mình nhé!




BÀI 4. ĐĂNG KÍ SÁCH BÁO VÀ TỔ CHỨC KHO SÁCH.

1. Mục đích, ý nghĩa của việc đăng kí sách báo. 

Ý nghĩa. 

Dựa vào sổ đăng kí của thư viện chúng ta có thể: 
- Biết được số lượng, chất lượng sách có trong kho. 
- Biết được sự phát triển của kho sách. 
- Đặt kế hoạch bổ sung dài hạn và ngắn hạn. 
- Định ra phương hướng phục vụ và nâng cao ý thức trách nhiệm cho giáo viên và học sinh trong trường về công tác sách. 
Có ba loại sổ đăng kí: 
- Sổ đăng kí tổng quát: Là đăng kí tổng số sách báo theo mỗi chứng từ nhập, xuất, xuất sách báo, từng tài liệu có trong thư viện. 
- Sổ đăng kí cá biệt: Là sổ đăng kí từng cuốn sách, từng tạp chí, từng tờ báo, từng tài liệu có trong thư viện. 
-     Sổ đang kí sách giáo khoa. 

2. Đơn vị đăng kí. 

- Đơn vị đăng kí là một bản sách. 
- Tạp chí có từ 48 trang trở lên mới được tính là một đơn vị đăng kí ( nếu dưới 48 trang thì phải đóng thành từng tập theo từng quý và tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của mỗi thư viện). 
- Báo phải đóng lại thành từng quý hay nửa năm mới tính là một đơn vị. 
- Các loại ấn phẩm khác như: các bản nhạc, các tờ tranh ảnh nghệ thuật… cứ mỗi ấn phẩm được tính là một đơn vị đăng kí độc lập. 

3. Yêu cầu. 

- Sổ đăng kí phải thống nhất trong toàn ngành. 
- Khi vào sổ phải sạch sẽ, rõ ràng, tránh nhầm lẫn. Khi tẩy xóa phải báo cáo với phụ trách và phải đóng dấu thư viện lên chỗ tẩy xóa.   
- Sách giáo khoa dùng cho học sinh thuê, mượn phải vào sổ riêng. 
- Phải giữ gìn, bảo quản sổ đăng kí cẩn thận, mất sổ sẽ không còn cơ sở để kiểm tra tài sản và quản lí kho sách nữa. 
- Khi đăng kí phải dựa vào những chứng từ chính xác, đối chiếu số lượng sách với chứng từ, nếu khác nhau phải báo cáo với phụ trách và lập biên bản để giải quyết. 
-Sau khi kiểm tra phải kí nhận vào chứng từ và đóng dấu vào trang tên sách và trang 17. 

II. Tổ chức kho sách 

Ý nghĩa của công tác tổ chức kho sách. 

- Kho sách là cơ sở vật chất quan trọng nhất của thư viện, nó đảm bảo sự tồn tại và hoạt động của thư viện. 
-    Việc tổ chức và phân chia kho sách thành những bộ phận riêng biệt là cơ sở thuận tiện cho việc sử dụng sách báo. 
-    Tổ chức sáp xếp kho sách hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện cho thư viện hoạt động dễ dàng, đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu của bạn đọc, tăng nhanh sự luận chuyển sách và làm cho thư viện thực sự trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. 
-    Trong công tác tổ chức kho sách của thư viện việc phân chia kho sách, sắp xếp theo từng cuốn sách trên giá là nhằm tạo mọi thuận lợi cho việc tìm và chọn sách, làm thư mục giới thiệu sách phục vụ bạn đọc. 

Tổ chức kho sách, báo. 

Bố trí kho. 

Địa điểm xây dựng phải thuận tiện, tạo điều kiện cho việc phục vụ bạn đọc phải nhanh, gọn. 
Giảm bớt sự đi lại của cán bộ thư viện khi phục vụ. 
Nới đặt kho sách phải sáng sủa, cao ráo, thoáng mát… 

Thiết bị. 

Để làm tốt công tác bảo quản sách báo, cần trang bị giá, tủ theo đúng mẫu đã được quy định. 

Các phương pháp sắp xếp sách, báo. 

Trong thư viện trường học, sách báo sắp xếp theo 2 phương pháp sau: 

Sắp xếp theo phân loại kết hợp với chữ cái: 

Ưu điểm: 

Kho sách thể hiện được nội dung của sách báo có trong thư viện. 
Thể hiện được tính tư tưởng và tính khoa học của phương pháp xếp sách. 
Tác phẩm của một tác giả trong một môn loại được tập trung vào một chỗ. 
- Bạn đọc không cần thông qua mục lục có thể trực tiếp tìm, chọn sách theo bộ môn cần nghiên cứu. 
- Cán bộ thư viện có thể nắm được thành phần sách trực tiếp trên giá, tự tìm sách phục vụ bạn đọc được nhanh chóng và chủ động chọn sách để giới thiệu cho bạn đọc và bổ sung sách dễ dàng. 
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập thư mục hay việc trưng bày về sách theo từng chủ đề nhất định.   

Nhược điểm:. 

- Nội dung một cuốn sách có thể liên quan đến một vài bộ môn khoa học nhưng sách chỉ được xếp vào một vị trí nhất định. 
- Kí hiệu phân loại của nhiều cuốn sách có thể giống nhau trong khi đó bạn đọc cũng như cán bộ thư viện phải căn cứ vào họ tên tác giả, tên sách để tìm sách trên giá. 
- Trong từng loại mục phải dành chỗ trống trên các giá sách cho sách mới xếp thêm vào nên không tiết kiệm được diện tích giá sách. 
- Trong một thời gian nhất định phải dồn chuyển kho do một bộ phận trong kho có sách bổ sung nhiều. 
Kiểm kê sách báo thường kì khó khăn.  

Xếp sách theo số đăng kí cá biệt. 

Ưu điểm: 

Phù hợp với cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay vì nó tiết kiệm được giá, tủ, diện tích kho. Không mất nhiều công dồn sách trên giá. Thuận lợi khi kiểm kê. Lấy sách phục vụ bạn đọc nhanh chóng. 

Nhược điểm. 

Không phản ánh được nội dung kho sách 
Không thể hiện được tính tư tưởng và tính khoa học của phương pháp xếp   sách.    
Tác phẩm của một tác giả trong một môn loại chia ra nhiều vị trí trên giá. 
Bạn đọc phải thông qua mục lục mới có thể tìm, chọn sách theo bộ môn cần   nghiên cứu. 
Cán bộ thư viện không nắm được thành phần sách 
Khó khăn cho việc lập thư mục hay việc trưng bày về sách theo từng chủ đề nhất định.  

III. Kiểm kê kho sách. 

Ý nghĩa. 

Qua kiểm kê kho sách, cán bộ thư viện phát hiện được những sai sót trong kỹ thuật ( phân loại, xếp giá…) và có sự điều chỉnh làm cho các loại mục, các loại sổ đăng kí hoàn toàn phù hợp với nội dung kho. Kiểm kê kho sách là một trong những biện pháp quản lí thư viện. Làm tốt công tác kiểm kê là làm tốt công tác bảo quản sách, báo, có ý nghĩ thiết thực đối với vòng quay của sách. 

Yêu cầu: 

Lập kế hoạch kiểm kê ( thể hiện được nội dung và hình thức kiểm kê). Quy định thời gian cho đợt kiểm kê, đảm bảo nhanh, gọn, chính xác. -Kiểm tra lại trật tự, sắp xếp trong kho để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiểm kê. 

Hình thức kiểm kê.   

-    Kiểm kê theo định kì, tùy theo khối lượng sách báo có trong kho mà quy định thời gian kiểm kê. 

Đối với kho có: 
- Dưới 10.000 bản sách 1 năm 1 lần. 
- Từ 10.000 đến 50.000 bản sách 2 năm 1 lần. 
- Từ 50.000 bản sách trở lên 3 năm 1 lần. 
- Kiểm kê không định kì : thường tiến hành khi: 
- Thay đổi người phụ trách thư viện khi bàn giao giấy tờ sổ sách chưa đảm bảo, hoặc theo yêu cầu của người phụ trách mới. 
- Thư viện bị thiên tai, hỏa hoạn hoặc mất trộm. 

4. Tổ chức phương pháp kiểm tra. 

a. Tổ chức kiểm kê. 

- Thành lập ban kiểm kê gồm có: Hiệu trưởng ( hoặc phó hiệu trưởng phụ trách công tác thư viện): trưởng ban, Cán bộ thư viện: phó ban, một cán bộ nhà trường làm thư kí. - Có thể tổ chức kiểm kê cho từng kho sách, từng bộ phận của kho nếu có yêu cầu cụ thể. 
- Khi kiểm kê xong phải lập biên bản. Lập biên bản sách mất riêng, kèm theo với biên bản chính có danh sách tên các sách bị mất. 

b. Kĩ thuật kiểm kê. 

- Kiểm kê theo sổ đăng kí tài sản: đây là phương pháp chính xác và thường được áp dụng đối với kho sách xếp theo thứ tự số đăng kí các biệt. 
- Kiểm kê theo mục lục xếp giá: đây là phương pháp thường được áp dụng đối với kho sách xếp theo kí hiệu phân loại. 

IV. Bảo quản kho sách. 

Ý nghĩa, mục đích của việc bảo quản kho sách. Bảo quản kho sách tốt cí ý nghĩa tiết kiệm rất lớn đồng thời tránh được những hư hỏng, mất mát các loại sách cần thiết đáp ứng yêu cầu mượn sách của giáo viên và học sinh. 

Hình thức bảo quản kho sách, báo. 
- Giáo dục ý thức bảo quản kho sách báo cho bạn đọc thông qua nội quy thư viện. 
- Bảo quản sách báo theo yêu cầu kỹ thuật ( cấu tạo kho sách, sắp xếp kho, chống mối mọt, côn trùng…) 

Điều kiện để bảo quản sách báo. Cấu trúc và thiết bị kho sách: nhiệt độ, ánh sáng, chống bụi, chống cháy, chống mối mọt, côn trùng… 

Vệ sinh kho sách: Phải luôn giữ kho sách sạch sẽ, thoáng mát. 
Đóng sách và tu bổ sách: Thường xuyên tu bổ những sách bị rách nát.

-----------------

Nếu có nhu cầu chia sẻ, tìm tài liệu về hoạt động của Thư viện trường học, hoặc tìm kiếm thông tin tuyển sinh, tuyển dụng, thi viên chức, thi biên chế bạn có thể truy cập nhóm Facebook Hội THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC (Click vào đây để vào nhóm) nhé! Hội THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC chỉ chia sẻ các hoạt động nghiệp vụ về Thư viện Trường học, tuyệt đối không có bán hàng, bạn yên tâm nhé!
Chúc bạn thành công với nghề Thư viện!!!.

LUẬT VẠN THÔNG

BÀI 4. ĐĂNG KÍ SÁCH BÁO VÀ TỔ CHỨC KHO SÁCH. BÀI 4. ĐĂNG KÍ SÁCH BÁO VÀ TỔ CHỨC KHO SÁCH.
910 1

Bài viết BÀI 4. ĐĂNG KÍ SÁCH BÁO VÀ TỔ CHỨC KHO SÁCH.

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »