Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản thông qua cơ chế giám sát văn bản quy phạm pháp Iuật.

12:00 AM
Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản thông qua cơ chế giám sát văn bản quy phạm pháp Iuật.

VANTHONGLAW - Theo quy định tại Điều 162 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì: “1. Văn bản quy phạm pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát theo quy định của pháp luật.  2. Việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành nhằm phát hiện những nội dung trái với Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc không còn phù hợp để kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản trái pháp luật". 

Như vậy, việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật sau khi được ban hành không chỉ được thực hiện thông qua kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật mà còn được thực hiện thông qua kênh giám sát của các cơ quan, người có thẩm quyền. Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đông nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát, xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái hiến pháp, trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.  

Việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện ở các nội dung giám sát sau đây:  

- Sự phù hợp của văn bản với Hiến pháp (bao gồm cả quy định và tinh thần), luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; - Sự phù hợp của hình thức văn bản với nội dung của văn bản đó; 

- Sự phù hợp của nội dung văn bản với thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản;  

- Sự thống nhất giữa văn bản quy phạm pháp luật hiện hành với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành của cùng một cơ quan. Như vậy, về cơ bản, các nội dung trong hoạt động giám sát của các cơ quan có chức năng giám sát nêu trên tương tự như trong hoạt động thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, qua hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan có thẩm quyền cũng thực hiện xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật (Điều 164 Luật):  

- Quốc hội bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; 

- Ủy ban thường vụ Quốc hội đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định bãi bỏ các văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Hội đông nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật củaa cơ quan nhà nước cấp trên;  

- Hội đồng nhân dân bãi bỏ văn bản quy pham pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trái với nghị quyết của mình, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.  

Như vậy, khác với hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật chỉ thực hiện đối với các văn bản quy phạm pháp luật từ thông tư của Bộ trưởng trở xuống, giám sát được thực hiện đối với văn bản quy phạm pháp luật từ luật trở xuống nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản. Hoạt động này đã được quy định cụ thể tại Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 (có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016). Việc xác định tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản được giám sát thực hiện như việc xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khi thực hiện thẩm định. Như vậy, kết hợp hoạt động thẩm định, kiểm tra và giám sát văn bản quy phạm pháp luật sẽ kiểm soát chặt chẽ tính hợp hiến, hợp pháp của toàn diện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
---

Khách hàng có nhu cầu "Tư vấn pháp lý doanh nghiệp; làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm nhà đất, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng; hợp thức hóa nhà đất; đăng ký thành lập doanh nghiệp...", vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 284 Lê Văn Qưới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
Tra cứu pháp luật miễn phí: http://www.luatvanthong.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
LUẬT VẠN THÔNG
Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản thông qua cơ chế giám sát văn bản quy phạm pháp Iuật. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản thông qua cơ chế giám sát văn bản quy phạm pháp Iuật.
910 1

Bài viết Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản thông qua cơ chế giám sát văn bản quy phạm pháp Iuật.

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »