Cơ chế để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật.

10:30 AM
Cơ chế để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật.


VANTHONGLAW - Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp là nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được đề cập đầu tiên tại khoản 1 Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Yêu cầu về tính hợp hiến, tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật được xem xét, đánh giá toàn diện trên cơ sở đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật, đặc biệt là các quy định mang tính nền tảng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ barn của công dân; tổ chức bộ máy nhà nước: kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học và môi trường... tại Hiến pháp. 

Bài liên quan

Khoản 1 Điều 119 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý". Theo đó, Hiến pháp là căn cứ cho tất cả các ngành luật khác thuộc hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, để bảo đảm nguyên tắc Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có tính pháp lý cao nhất thì mọi văn bản được ban hành phải hợp hiến, được thể hiện ở việc các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành không được trái với các quy định cụ thể, các nguyên tắc cơ bản, tinh thần của Hiến pháp. 

Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan ban hành phải tuân thủ thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật, hay nói cách khác là phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan cấp trên đã ban hành. Theo đó, để xem xét, đánh giá tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật phải dựa trên các tiêu chí như được ban hành đúng thẩm quyền, đúng nội dung, đúng trình tự, thủ tục ban hành và phải phù hợp với quy định về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật. Điều này đồng nghĩa với việc văn bản được ban hành nếu không bảo đảm các tiêu chí về tính hợp pháp thì được coi là văn bản không phù hợp quy định pháp luật. Cụ thể: 

(i) Văn bản QPPL phải được ban hành đúng thẩm quyền  Thẩm quyền ban hành văn bản QPPL bao gồm thẩm quyền hình thức và thẩm quyền nội dung. Thẩm quyền này được quy định trong các văn bản QPPL như: Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP; các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể có thẩm quyền (các luật về tổ chức bộ máy nhà nước) và các văn bản pháp luật chuyên ngành. 

Vì vậy, khi xem xét, đánh giá tính hợp pháp của văn bản QPPL, yêu cầu về thẩm quyền ban hành văn bản QPPL được xem xét ở phương diện đúng thẩm quyền về hình thức và đúng thẩm quyền về nội dung: Thẩm quyền hình thức được hiểu là các chủ thể ban hành văn bản QPPL đúng tên gọi, loại văn bản trong hệ thống pháp luật theo quy định. 

Thẩm quyền về hình thức của các chủ thể trong hoạt động ban hành văn bản QPPL được quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020), cụ thể như: Quốc hội ban hành Bộ luật, luật; Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh, nghị quyết, nghị quyết liên tịch. giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch nước ban hành Lệnh, quyết định; Chính phủ ban hành Nghị định, nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành Thông tư; Hội đồng nhân dân các cấp ban hành Nghị quyết; Ủy ban nhân dân các cấp ban hành Quyết định;... 

Thẩm quyền về nội dung là giới hạn về quyền lực của các chủ thể trong quá trình giải quyết công việc do pháp luật quy định. Khi thực hiện quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được phân công, phân cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền của mình, được quy định cụ một số đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước như: Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014; Luật tổ chức Chính phủ 2015; Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015; các quy định liên quan tới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước. 

Ngoài ra, thẩm quyền ban hành về nội dung đối với các chủ thể còn được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật chuyên ngành có hiệu lực pháp lý cao hơn, bao gồm cả hình thức ủy quyền lập pháp (ban hành văn bản quy định chi tiết). Khi đánh giá tính hợp pháp về thẩm quyền về nội dung, cần xem xét các chủ thể ban hành có được quy định về vấn đề được nêu tại văn bản hay không, giới hạn quy định (ngoại lệ - nếu có), đặc biệt là các giới hạn mang tính nghiêm cấm? 

Ví dụ: Giới hạn thẩm quyền ban hành quy định về thủ tục hành chính được thể hiện rõ ràng ở quy định về hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 4 Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020) “Quy định thủ tục hành chính trong thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết phải quy định thủ tục hành chính trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này”

(ii) Văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp về nội dung: Nội dung hợp pháp thể hiện ở việc văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên. Tiêu chí này đặt ra nguyên tắc, văn bản QPPL được ban hành phải phù hợp với văn bản QPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn, văn bản của địa phương ban hành phải phù hợp và thống nhất với văn bản do Trung ương ban hành. Ví dụ, để đánh giá tính hợp pháp văn bản QPPL do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cần xem xét, đánh giá sự phù hợp của văn bản đó trong mối liên hệ với các văn bản QPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn đã ban hành, đang có hiệu lực như: Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân tỉnh để đảm bảo tính hợp pháp của văn bản.  Ngoài ra, tính hợp pháp về nội dung của văn bản cũng được xem xét ở việc văn bản QPPL trong nước (trừ Hiến pháp) phải phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.  

(iii) Văn bản QPPL được ban hành đúng trình tự, thủ tục: Văn bản QPPL có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Do vậy, yêu cầu trình tự, thủ tục ban hành cần phải được tuân thủ chặt chẽ, Điều 2 Luật ban hành văn bản QPPL 2015 đã quy định rõ “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. Văn bản có chứa quy phạm, pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật". So với Luật ban hành văn bản QPPL năm 2008, Luật ban hành văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004, Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020 đã quy định rõ, chặt chẽ hơn quy trình, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 

Đặc biệt, Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 đã bổ sung quy trình hoạch định, phân tích, xây dựng chính sách tách bạch riêng với quy trình soạn thảo văn bản. (iv) Văn bản QPPL được ban hành tuân theo quy định của pháp luật về thể thức, kỹ thuật trình bày: Khi đánh giá về tính hợp pháp của văn bản QPPL, một trong những tiêu chí đặt ra là văn bản đó phải ban hành theo đúng quy định về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản. Hiện nay, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể về mẫu, thể thức, kỹ thuật trình bày đối với mỗi loại văn bản QPPL. 

Theo đó, chủ thể có thẩm quyền cần tuân thủ các quy định để đảm bảo văn bản ban hành đúng pháp luật. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020, việc xem xét tính hợp hiến, tính hợp pháp của một văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện trong toàn bộ quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật từ lập để nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đến giám sát, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật.

Các cơ chế này bao gồm:

---

Khách hàng có nhu cầu "Tư vấn pháp lý doanh nghiệp; làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm nhà đất, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng; hợp thức hóa nhà đất; đăng ký thành lập doanh nghiệp...", vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 284 Lê Văn Qưới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
Tra cứu pháp luật miễn phí: http://www.luatvanthong.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
LUẬT VẠN THÔNG
Cơ chế để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật. Cơ chế để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật.
910 1

Bài viết Cơ chế để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật.

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »