Tổng quan về quy định "Quyền sở hữu" trong Bộ luật dân sự năm 2015.

12:00 AM

Tổng quan về quy định "Quyền sở hữu" trong Bộ luật dân sự năm 2015.

Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW - Bộ luật dân sự năm 2015 cơ bản kế thừa quy định về quyền sở hữu trong BLDS 2005 và có sửa đổi, bổ sung một số quy định về hình thức sở hữu và căn cứ xác lập quyền sở hữu. 

Bài liên quan

3.1. Về hình thức sở hữu (Điều 197 - Điều 220) 

Bộ luật ghi nhận 03 hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung thay vì việc ghi nhận 06 hình thức sở hữu như trong BLDS 2005 (sở hữu nhà nước; sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân; sở hữu chung; sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp). Cụ thể: 

- Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. 

Nhà nước CHXHCN Việt Nam là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân, Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân; 

- Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân; tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị. 

- Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản; sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình cùng sống chung đối với tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của BLDS và luật khác có liên quan.  

Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại. Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ theo quy định của BLDS. 

3.2. Về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật (Điều 236) 

Để bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ dân sự, sự thống nhất trong quy định pháp luật liên quan đến thời hiệu hưởng quyền, Bộ luật quy định nguyên tắc chung về thời hiệu xác lập quyền sở hữu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật mà không phân biệt tài sản đó thuộc sở hữu của ai, theo đó, người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định khác. 
---

Khách hàng có nhu cầu "Đòi lại tài sản bị chiếm hữu trái pháp luật", vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 284 Lê Văn Qưới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
Tra cứu pháp luật miễn phí: http://www.luatvanthong.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
LUẬT VẠN THÔNG
Tổng quan về quy định "Quyền sở hữu" trong Bộ luật dân sự năm 2015. Tổng quan về quy định "Quyền sở hữu" trong Bộ luật dân sự năm 2015.
910 1

Bài viết Tổng quan về quy định "Quyền sở hữu" trong Bộ luật dân sự năm 2015.

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »