Có được kết hôn cùng huyết thống, pháp luật quy định như thế nào?

3:30 PM

hôn nhân cận huyết, hôn nhân và gia đình,

CÓ ĐƯỢC KẾT HÔN CÙNG HUYẾT THỐNG, PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

VANTHONGLAW - Như chúng ta đã biết, hôn nhân cận huyết luôn tìm tàng những tác nhân nghiêm trọng làm tổn hại đến sức khỏe, thể trạng của những đứa trẻ và các thế hệ sau. Để loại bỏ hoàn toàn hậu quả tự việc kết hôn cận huyết gây ra, nhà nước Việt Nam đã có những quy định pháp luật về vấn đề này.

Bài viết liên quan!
>>> Tài sản đứng tên riêng vợ, chồng giải quyết thế nào khi ly hôn?
>>> Rốt cuộc bản chất doanh nghiệp tư nhân là gì?
>>> Thủ tục ly hôn với người nước ngoài theo pháp luật hôn nhân và gia đình Hàn Quốc
>>> Vợ hoặc chồng tự ý góp vốn thành lập doanh nghiệp, có tự rút vốn được không?
>>> Vợ bỏ nhà đi đã lâu, chồng muốn ly hôn phải làm thế nào?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

...”

Như vậy, Pháp luật cấm các hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

TẤT CẢ TRƯỜNG HỢP KẾT HÔN CÙNG HUYẾT THỐNG ĐỀU BỊ CẤM?

Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp kết hôn cùng huyết thông đều bị pháp luật từ chối.

Theo quy định tại khoản 17, 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đinh quy định, cụ thể:

“ 17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha me, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ 2; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Do đó, pháp luật chỉ không thừa nhận đối với những trường hợp hôn nhân cùng huyết thống trong phạm vi ba đời. Ngoài phạm vi ba đời vẫn được pháp luật thừa nhận.

 Quang Long


Có được kết hôn cùng huyết thống, pháp luật quy định như thế nào? Có được kết hôn cùng huyết thống, pháp luật quy định như thế nào?
910 1

Bài viết Có được kết hôn cùng huyết thống, pháp luật quy định như thế nào?

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »