Tác phẩm phái sinh và điều kiện được bảo hộ
Tác phẩm phái sinh và điều kiện được bảo hộ
Bài liên quan:
Theo pháp luật hiện hành, tác phẩm phái sinh được định nghĩa theo khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau “tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn”.Từ đó có thể hiểu tác phẩm phái sinh là tác phẩm do một hoặc nhiều người cùng lao động sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm khác đã tồn tại – được gọi là tác phẩm gốc, trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.
Qua định nghĩa được nêu trên, có thể thấy được tác phẩm
phái sinh có những đặc điểm sau:
·
Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được hình
thành trên cơ sở tác phẩm gốc đã có sẵn.
·
Thể hiện tác phẩm gốc dưới một hình thức
khác. Hình thức khác so với tác phẩm gốc có thể là: phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải,
tuyển chọn. Các hình thức này có thể chia thành hai nhóm dựa trên sự tác động đến
tác phẩm gốc của tác phẩm phái sinh: nhóm
có tác động đến tác phẩm gốc và nhóm không có tác phẩm gốc.
Có thể kể đến những tác phẩm phái sinh nổi bật như: Tiểu
thuyết “Cuốn theo chiều gió” được
biên dịch từ tác phẩm gốc là “Gone with
the wind” của Margaret Mitchell, bộ phim truyền hình “Tiếng
sét trong mưa” được cải biên từ vở cải lương “Lôi Vũ”, tuyển tập các bài thơ của các tác giả,…
Về bản chất tác phẩm phái
sinh cũng là một nhóm tác phẩm được pháp luật công nhận và bảo hộ quyền tác giả
theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Tuy nhiên, để một
tác phẩm phái sinh được bảo hộ về quyền tác giả thì trước hết phải đáp ứng đủ
điều kiện được bảo hộ của tác phẩm: tính sáng tạo; phải được
thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định; không trái với đạo đức xã hội,
trật tự công cộng; có hại cho an ninh quốc phòng. Ngoài những điều kiện cơ bản nêu trên, tác phẩm
phái sinh cần phải đáp ứng những điều kiện đặc thù sau để có thể được bảo hộ:
·
Tác phẩm phái sinh phải thuộc một trong số loại hình
tác phẩm được quy định sau: văn học, nghệ thuật và khoa học. Nếu tác phẩm phái
sinh không thuộc các loại hình tác phẩm nêu trên thì sẽ không được pháp luật sở
hữu trí tuệ bảo hộ quyền tác giả.
·
Do tác
giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác
phẩm của người khác.
·
Nếu hành vi tạo ra tác phẩm phái sinh gây phương hại
đến đến quyền đối với tác giả gốc thì sẽ không được bảo hộ theo luật định.
Nghĩa là tác phẩm phái sinh phải được tạo ra một cách phù hợp với quy định về
quyền tác giả đối với tác phẩm gốc. Bởi vì một trong những đặc trưng của tác phẩm
phái sinh là hình thành trên cơ sở tác phẩm gốc đã có sẵn nên việc xem xét đến
việc quyền tác giả đối với tác phẩm gốc là không thể thiếu bởi lẽ hành vi tạo
ra tác phẩm phái sinh cũng là một hình thức sử dụng tác phẩm.
Tóm lại, tác phẩm phái sinh
là loại hình tác phẩm được pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam ghi nhận và được bảo
hộ quyền tác giả với những điều kiện nhất định kèm theo. Việc có cái nhìn rõ
ràng hơn với loại hình tác phẩm này không chỉ giúp các tác giả tránh khỏi những
hệ quả pháp lý không đáng có khi tác phẩm phái sinh của mình gây ảnh hưởng đến
tác phẩm gốc do không nắm rõ quy định pháp luật mà còn thể hiện sự khôn ngoan của
người thưởng thức tác phẩm nói chung khi thưởng thức các tác phẩm với một thái
độ tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, tôn trọng công sức tác giả đã bỏ ra và nói
không với các tác phẩm đạo nhái, lợi dụng công sức của người khác để làm lợi
cho bản thân một cách bất chấp.
ÁNH
TUYẾT
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ