Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập ở nước ta hiện nay.

6:30 PM
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW -  Trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa  xã hội. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu này, đảng ta phát huy đến mức cao nhất nguồn lực con người, trong đó Giáo dục – đào tạo là đòn bẩy quan trọng nhất, nhân tố con người có tầm quan trọng đặc biệt quyết định sự thành công trong sự  nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bài liên quan

Với ý nghĩa đó, tại Đại hội Đảng lần thứ XI  khẳng định “Phát triển Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó thực hiện đổi  mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại  hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế và thực hiện đổi mới cơ chế giáo  dục…”. “Giáo dục và đào tạo cần tập trung vào việc phát triển nhanh nguồn  nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. 

Nhiều  quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát  triển nhờ sớm coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo như Nhật Bản với quan  điểm coi “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu; cần kết hợp hài hoà giữa  bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với những tri thức Phương Tây hiện  đại”; hay Singapore với phương châm “Thắng trong cuộc đua về giáo dục sẽ  thắng trong cuộc đua về phát triển kinh tế”.   

Ở nước ta, tư tưởng xuyên suốt của Đảng là không ngừng đổi mới Giáo  dục – đào tạo nhằm bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp  ứng kịp thời yêu cầu của xã hội. Trước tình hình cần tạo chuyển biến mới cho  Giáo dục Đại học phát triển tại Việt Nam, năm 2003 Thủ Tướng Chính phủ đã  ban hành Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg:  “…Trường đại học được quyền tự  chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch  phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, tài  chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự”, tháng 7/2005 Luật Giáo dục được ban hành đã đề cập đến “Việc thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục (Điều 14)” và Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính Phủ ban hành “Về đổi mới cơ  bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006  -  2020”,  nâng cao tầm quan trọng của việc hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học theo hướng bảo đảm quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục Đại học, sự quản lý của Nhà nước và vai trò giám sát, đánh giá của xã hội đối với giáo dục đại học, theo đó đổi mới cơ chế quản lý cần chuyển các cơ sở giáo dục đại học công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền  quyết định và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài  chính; xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước  đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập. 

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban  Chấp hành Trung ương khóa XI, ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản,  toàn diện giáo dục và đào tạo: “Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các  cơ sở giáo dục, đào tạo phát huy vai tr  của  ội đồng trường” và Luật giáo dục  đại học năm 2012 đã qui định giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục Đại học.  

Hiện nay, giáo dục đại học nước ta đã từng bước phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng về  loại hình trường và hình thức đào tạo, nguồn lực xã hội được huy động nhiều hơn và đạt được nhiều kết quả  tích cực, cung cấp nguồn lao  động chủ yếu có trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ phục vụ sự nghiệp  phát triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo  đảm an ninh quốc phòng và hội nhập kinh tế quốc tế.   

Bên cạnh những thành quả đạt được, giáo dục  đại học Việt Nam đang  đứng trước thách thức rất to lớn: Cơ chế quản lý nhà nước đối với các trường đại  học chậm được thay đổi, mang tính cứng nhắc, không đảm bảo yêu cầu nâng cao  chất lượng đào tạo của toàn hệ thống, chưa phát huy mạnh mẽ được sự sáng tạo  của đội ngũ nhà giáo, các nhà quản lý và sinh viên. Số lượng giáo viên còn thiếu  ở nhiều nới, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, chất lượng nguồn nhân lực đang còn  yếu kém. Đời sống kinh tế người dân tuy có thay đổi khá hơn nhưng vẫn còn ở  mức thấp, khó khăn về kinh tế vẫn là  đang  nặng, cùng với ý thức người dân  chưa cao nên việc đầu tư vào học tập cho con, cháu chưa được chú trọng. 

Sự mở rộng qui mô đào tạo ở các trường đại học Việt Nam chưa theo một định hướng  chung, chưa  thống nhất giữa các trường nên  khó có thể  kiểm soát được chất  lượng giáo dục, và dẫn đến tình trạng yếu kém về chất lượng, cùng với sự mở  mang nhiều  trường Đại học tràn lan nhưng không đảm bảo được các điều kiện  tối thiểu cho hoạt động như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình đào  tạo, tài chính... đã gây nên bức xúc trong xã hội.   

Tuy Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hết sức  chú trọng vấn đề tự chủ và đã cố gắng tạo ra hành lang pháp lý cho quyền tự chủ  của các cơ sở giáo dục đại học, nhưng các quyền tự chủ đó vẫn chưa thật sự phát  huy hết tác dụng vì tính chất chưa triệt để và sự thiếu nhất quán, đồng bộ trong  các chủ trương chính sách của Nhà nước. Các cơ sở giáo dục Đại học dường như vẫn hết sức mong muốn được tăng cường quyền tự chủ, đặc biệt trong các lĩnh  vực quản lý tài chính, bộ máy, nhân sự, tuyển sinh, trang thiết bị, cơ sở vật  chất… 

Cơ chế quản lý nhà nước đối với các trường Đại học một mặt c n tập  trung, chưa có quy chế phối hợp với các bộ, ngành, chưa phân cấp cho chính  quyền địa phương, chưa tạo đủ điều kiện để các cơ sở đào tạo thực hiện quyền  và trách nhiệm tự chủ, mặt khác không đủ khả năng đánh giá thực chất hoạt  động và sự chấp hành luật pháp của tất cả các trường Đại học không có khả  năng đánh giá chất lượng giáo dục của toàn bộ hệ thống. Công tác quản lý ở các  trường chưa phát huy được trách nhiệm và sự sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, các nhà quản lý và sinh viên. Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tạo ra những cơ hội  cũng như hình thành hành lang pháp lý để các trường Đại học thực hiện tự chủ  của mình, nhưng thực tế các trường chưa sử dụng triệt để quyền tự chủ của mình  dưới góc độ pháp luật hành chính, thậm chí là thực hiện chưa có sự thống nhất  và đồng bộ giữa các trường trong hệ thống giáo dục đại học.   

Tự chủ và tự chịu trách nhiệm là thuộc tính cơ bản của các trường Đại học  trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường hiện nay, tự chủ Đại học là yếu tố cơ  bản trong quản trị đại học, tạo ra sự linh hoạt, năng động của các cơ sở giáo dục  đại học trong quá trình sáng tạo ra tri thức dẫn dắt xã hội phát triển. Đồng thời,  tự chủ đại học c n làm tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo đại học. Xuất phát từ nhu cầu phát triển của xã hội và nhu cầu thực tế nhằm nâng cao chất  lượng của lao động trí thức và trí tuệ con người nói chung để phục vụ xây dựng  và phát triển đất nước. 

Thế nhưng, có thể nói ở Việt Nam trong nhiều năm qua,  mô hình về quyền tự chủ hay một cái nhìn mang tính hệ thống và quy chuẩn về  quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta chưa có. Điều này dẫn đến việc hiểu vể quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở  nước ta có thể  chưa toàn diện thậm chí nhỏ lẻ. Hơn thế  nữa, việc nhìn nhận quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta chưa toàn diện  cũng như việc chưa có một mô hình mang tính hệ  thống về Quyền tự chủ của  các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta cũng như những luận điểm hoặc  luật hóa hay khung chuẩn về quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công  lập ở nước ta sẽ dẫn đến những khó khăn trong khi triển khai quyền tự chủ của  các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta.  

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại  học công lập ở nước ta hiện nay” là điều rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận, thực  tiễn, nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo  đại học ở nước ta hiện nay ngang tầm với các nước khác trên thế giới.

Nguyễn Trọng Tuấn

Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st
Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập ở nước ta hiện nay. Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập ở nước ta hiện nay.
910 1

Bài viết Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập ở nước ta hiện nay.

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »