Quảng cáo thực phẩm chức năng theo pháp luật Việt Nam hiện nay.

4:00 PM
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW - Những năm qua, cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế  - xã hội, nhu  cầu về các sản phẩm có tác dụng bồi bổ chất dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe của  công chúng ngày càng tăng lên. Thực phẩm chức năng  là thực phẩm dùng để hỗ trợ  chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề  kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ  sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.

Bài liên quan
>>> Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập ở nước ta hiện nay.
>>> Án lệ số 25/2018/AL: Về không phải chịu phạt cọc vì lý do khách quan
>>> Mua bán nhà đất bằng vi bằng là gì? Nhà nước có cấm không?
>>> Một số quy định pháp luật về xây dựng, chuyển nhượng, tặng cho đối với đất chưa có "sổ đỏ"
>>> 
Các quy định về thừa kế trong Bộ Luật dân sự năm 2015.

Với công dụng này, thực phẩm chức năng ngày càng nhận được sự quan tâm và lượng sử dụng của nhiều công chúng.Điều này đã giúp  cho thị trường sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng tại Việt Nam tăng trưởng  và phát triển một cách nhanh chóng. Theo điều tra của Hiệp hội Thực phẩm chức năng  Việt Nam (VAFF), năm 2000 cả nước mới có 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực  phẩm chức năng, thì đến năm 2005 con số này đã lên tới 143 cơ sở. Đến năm 2009, cả  nước đã có 1114 cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng, và đến tháng  7/2014, con số này là trên 4.500 cơ sở. 

Nếu năm 2000, mới chỉ có 63 sản phẩm thực  phẩm chức năng có mặt tại thị trường Việt Nam thì từ 2011 - 2013, thị trường đã xuất  hiện khoảng 10.000 sản phẩm, trong đó khoảng 40% là hàng nhập khẩu.Sự phát triển  bùng nổ này đã đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến sự phát triển của thị trường, đặt ra  yêu cầu cần có sự quản lý chặt chẽ hơn từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.  

Thị trường thực phẩm chức năng mở rộng cũng khiến sự cạnh tranh trên thị  trường diễn ra gay gắt hơn. Các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng thực phẩm chức  năng phải đẩy mạnh thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại, trong đó phổ biến là   quảng cáo để thu hút khách hàng, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.  Sự cạnh tranh cũng khiến cho hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng của các  doanh nghiệp diễn ra một số tiêu cực. Hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng có  vai trò chính là cung cấp  thông tin cho người tiêu dùng về sản phẩm để họ có thêm  nhiều cơ sở lựa chọn mua hàng, từ đó là cầu nối giữa người bán và người mua, giúp thị  trường phát triển lành mạnh. 

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp do nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe đã thực hiện quảng cáo không trung thực, thổi phồng quá mức, thậm chí đưa thông tin sai  về công dụng, chức năng của thực phẩm chức năng. Điều này có thể gây ảnh hưởng  đến sức khỏe của người tiêu dùng, gây ra tâm lý hoang mang, nghi ngờ vì có quá nhiều  thông tin trong đó có những thông tin không đúng sự thật. Quảng cáo thực phẩm chức  năng thổi phồng công dụng của sản phẩm cũng ảnh hưởng đến sự cạnh tranh lành  mạnh của thị trường, làm thị trường phát triển méo mó.  

Quản lý nhà nước về thực phẩm chức năng hay hoạt động quảng cáo thực phẩm  chức năng cần được quan tâm nghiêm túc trong thời gian tới. Hệ thống pháp luật điều  chỉnh là công cụ có hiệu lực của Nhà nước trong việc quản lý hoạt động quảng cáo  thực phẩm chức năng. Mặc dù những năm qua, Quốc hội và các cơ quan có thẩm  quyền đã ban hành những văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo chức  năng nhưng hệ thống pháp luật vẫn chưa được hoàn chỉnh. Trong khi đó, thực tiễn thi  hành pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo chức năng cho thấy còn tồn tại nhiều  bất cập cả trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm. 

Trước sự cấp thiết đó, với  mong muốn nghiên cứu để phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống quy định  pháp luật điều chỉnh và thực tiễn thi hành pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo  chức năng, tác giả quyết định chọn đề tài: “Quảng cáo thực phẩm chức năng theo  pháp luật Việt Nam hiện nay” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình. 

Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st

Quảng cáo thực phẩm chức năng theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Quảng cáo thực phẩm chức năng theo pháp luật Việt Nam hiện nay.
910 1

Bài viết Quảng cáo thực phẩm chức năng theo pháp luật Việt Nam hiện nay.

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »