Khi nào được xem là phòng vệ chính đáng

7:00 PM
Khi nào được xem là phòng vệ chính đáng


VANTHONGLAW - Khi đứng trước nguy cơ bị xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng và tinh thần thì cơ chế phòng vệ của con người sẽ được kích hoạt để tự bảo vệ bản thân. Trong một số trường hợp, sự phòng vệ của một người đôi khi sẽ làm xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác. Khi đó, sự phòng vệ đó có thể không còn được xem là phòng vệ chính đáng nữa và người có hành vi phòng vệ quá mức sẽ có nguy cơ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Bài liên quan:


Điều 22 Bộ luật Hình sự nước ta quy định “phòng vệ chính đáng” là hành vi của người chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của bản thân, nhà nước, cơ quan, tổ chức và người khác.

Trái với hành vi “phòng vệ chính đáng” là hành vi “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”. Cũng theo quy định tại Điều 22, hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Theo quy định của pháp luật hình sự, phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Tuy nhiên, hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Từ quy định trên, có thể hiểu việc phòng vệ của một người được xem là phòng vệ chính đáng khi thỏa các điều kiện sau:

1. Điều kiện từ phía nạn nhân: Nạn nhân phải là người đang có hành vi tấn công trái pháp luật và xâm phạm đến quyền, lợi ích của người phòng vệ hoặc cơ quan, tổ chức, Nhà nước hoặc người khác. Hành vi xâm phạm của nạn nhân phải hiện hữu trên thực tế và chưa có dấu hiệu chấm dứt.

2. Điều kiện từ phía người phòng vệ: Người phòng vệ chỉ được gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công trái pháp luật xâm phạm đến người phòng vệ hoặc cơ quan, tổ chức, Nhà nước hoặc là người khác.

3. Sự tương đồng về giữa hành vi tấn công gây thiệt hại và hành vi phòng vệ chính đáng: Sự tương đồng ở đây không thể hiện ở việc ngang bằng về cơ học, tính chất và các điều kiện khác của hành vi. Có nghĩa là không phải hành vi của người tấn công gây ra thiệt hại ở mức độ nào thì người phòng vệ cũng được gây thiệt hại ở mức độ đó.

4. Điều kiện về hành vi phòng vệ: Hành vi chống trả phải là cần thiết. Cần thiết ở đây được hiểu là không thể không chống trả hoặc không thể bỏ qua trước hành vi xâm phạm đó. Trường hợp chứng minh được sự cần thiết của hành vi phòng vệ thì cho dù thiệt hại do hành vi phòng vệ lớn hơn thiệt hại của hành vi tấn công thì vẫn được xem là phòng vệ chính đáng và không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, khi không đủ các điều kiện nêu trên thì hành vi phòng vệ của người phòng vệ sẽ không được xem là phòng vệ chính đáng. Ngoài ra, khi hành vi phòng vệ đó là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì còn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nghĩa là hành vi phòng vệ vượt quá giới hạn cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công. Theo đó, giới hạn cần thiết là mức mà khi vượt quá giới hạn đó thì hành vi phòng vệ của người đó không còn mang mục đích bảo vệ quyền, lợi ích của người bị xâm phạm mà ngược lại còn gây ra hậu quả và thiệt hại lớn hơn hành vi xâm phạm. Giới hạn cần thiết bao gồm những biện pháp đủ mức để ngăn chặn và bảo vệ người bị xâm phạm trước hành vi tấn công của người có hành vi xâm phạm.

Ví dụ về hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:

A cầm gậy đánh vào đầu và người anh B, hành vi tấn công của A có thể gây thương tích hoặc trong trường hợp xấu nhất là khiến anh B tử vong. Anh B vì để bảo vệ mình nên đã chạy vào nhà cầm dao ra dọa chém anh A. Tuy nhiên, anh A không có dấu hiệu dừng lại hành vi tấn công anh B. Anh B thấy vậy nên vung dao lên đâm vào bụng anh A. Hậu quả là anh A tử vong trên đường đi cấp cứu.

Hành vi trên là hành vi vượt quá giới hạn giới hạn phòng vệ chính đáng và gây ra hậu quả là anh A đã tử vong, thiệt hại mà anh B vì phòng vệ mà gây ra lớn hơn thiệt hại mà anh A có thể gây ra. Theo đó, anh B phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng quy định tại Điều 126 Bộ luật hình sự.

Ngoài ra, Bộ luật Hình sự nước ta còn quy định đối với các trường hợp vì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà gây ra các hậu quả đủ để cấu thành tội phạm thì yếu tố vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.  

Bích Trâm
---
Khách hàng có nhu cầu "Tư vấn pháp lý doanh nghiệp; làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm nhà đất, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng; hợp thức hóa nhà đất; đăng ký thành lập doanh nghiệp...", vui lòng liên hệ:


Địa chỉ: 284 Lê Văn Quới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
Tra cứu pháp luật miễn phí: http://www.luatvanthong.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
LUẬT VẠN THÔNG

Khi nào được xem là phòng vệ chính đáng Khi nào được xem là phòng vệ chính đáng
910 1

Bài viết Khi nào được xem là phòng vệ chính đáng

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »