Sự khác nhau giữa thương nhân, doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh?

9:30 AM

 Sự khác nhau giữa thương nhân, doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh?


VANTHONGLAW - Chúng ta thường bắt gặp các thuật ngữ như “thương nhân”, “doanh nghiệp” và “chủ thể kinh doanh” trong các bài viết về chủ đề thương mại, kinh doanh. Vậy liệu có sự khác nhau về nội hàm giữa 03 thuật ngữ trên không? Có thể thay thế các thuật ngữ trên với nhau không? Bài viết này sẽ trả lời cho hai câu hỏi trên.

Bài liên quan:

I. Thương nhân:

Thương nhân là chủ thể được quy định trong Luật Thương mại 2005 tại Điều 6 như sau:

"1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

2. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

3. Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.

4. Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước."

Hoạt động thương mại được hiểu theo quy định tại Điều 3 Luật Thương mại 2005 là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi.

Như vậy, có thể hiểu thương nhân bao gồm cả các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và các cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại:

- Gồm hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại khác nhằm mục đích sinh lợi;

- Một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh;

- Trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm;

- Được Nhà nước bảo hộ.

II. Doanh nghiệp:

Doanh nghiệp được quy tại khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Theo đó, doanh nghiệp chỉ bao gồm các tổ chức được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Doanh nghiệp có các đặc điểm sau:

- Có tên riêng;

- Có tài sản;

- Có trụ sở giao dịch.

Như vậy, từ góc độ quy định pháp luật thì thương nhân có nội hàm rộng hơn doanh nghiệp. Thương nhân bao gồm cả doanh nghiệp; doanh nghiệp cũng chính là thương nhân nhưng thương nhân không hẳn là doanh nghiệp.

III. Chủ thể kinh doanh:

Chủ thể kinh doanh là thuật ngữ chưa được quy định trong văn bản pháp luật. Tuy nhiên, dựa trên sự phân tích các từ ngữ:

- Chủ thể là một cá nhân hoặc tổ chức tồn tại hiện hữu, tham gia vào một quan hệ pháp luật, quan hệ xã hội để phối hợp thực hiện một giao dịch, một quan hệ nào đó.

- Kinh doanh hiểu một cách phổ thông nhất là tất cả các hoạt động sản xuất, buôn bán có sinh lợi.

Từ đó, có thể hiểu rằng chủ thể kinh doanh bao gồm các cá nhân, tổ chức tồn tại hiện hữu có các hoạt động sản xuất, buôn bán nhằm mục đích sinh lợi. Hiểu theo nghĩa trên, thì chủ thể kinh doanh bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh mà không cần phải thỏa điều kiện theo pháp luật quy định.

Như vậy, có thể thấy rằng, “thương nhân”, “doanh nghiệp” và “chủ thể kinh doanh” là những thuật ngữ có nội hàm khác nhau. Theo đó, chủ thể kinh doanh có nội hàm rộng nhất, bao quát cả thương nhân và doanh nghiệp; thương nhân có nội hàm rộng hơn doanh nghiệp và bao gồm luôn cả nội hàm của doanh nghiệp.

Để trả lời cho câu hỏi có sử dụng các thuật ngữ thương nhân, doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh thay thế cho nhau được không thì câu trả lời là không. Bởi lẽ các thuật ngữ có nội hàm khác nhau khi dùng để thay thế cho nhau sẽ không phản ánh không đúng đối tượng đang cần được nhắc đến. Do đó, cần phân biệt rõ các khái niệm thương nhân, doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh; tránh trường hợp sử dụng không đúng ngữ cảnh dẫn đến người đọc hiểu sai vấn đề.

Bích Trâm
---
Khách hàng có nhu cầu "Tư vấn pháp lý doanh nghiệp; làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm nhà đất, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng; hợp thức hóa nhà đất; đăng ký thành lập doanh nghiệp...", vui lòng liên hệ:


Địa chỉ: 284 Lê Văn Quới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
Tra cứu pháp luật miễn phí: http://www.luatvanthong.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
LUẬT VẠN THÔNG

Sự khác nhau giữa thương nhân, doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh? Sự khác nhau giữa thương nhân, doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh?
910 1

Bài viết Sự khác nhau giữa thương nhân, doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh?

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »