Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 có hiệu lực từ ngày 01/3/2023 quy định về trách nhiệm phòng, chống rửa tiền

5:00 PM

 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 có hiệu lực từ ngày 01/3/2023 quy định về trách nhiệm phòng, chống rửa tiền


VANTHONGLAW - Vào ngày 01/3/2023 sắp tới đây, Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15 ngày 15/11/2022 sẽ chính thức có hiệu lực và thay thế cho Luật Phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13 ngày 18/6/2012.

Luật mới này được xem là tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế của nước ta, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phòng chống rửa tiền hiện nay, siết chặt tình trạng rửa tiền nhũng nhiễu suốt thời gian qua, đồng thời quy định rõ hơn trách nhiệm của những tổ chức, cơ quan trong việc phòng, chống rửa tiền để không còn xảy ra thực trạng quy trách nhiệm lẫn nhau khi phát hiện sai phạm.

Bài liên quan:

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 quy định về hành vi rửa tiền như sau: Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có. Còn tài sản do phạm tội mà có là tài sản có được trực tiếp hoặc gián tiếp từ hành vi phạm tội; phần thu nhập, hoa lợi, lợi tức, lợi nhuận sinh ra từ tài sản có được từ hành vi phạm tội.

Theo đó, nguyên tắc trong phòng, chống rửa tiền là phải trên cơ sở bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan. Đồng thời biện pháp phòng, chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời.

Cũng theo Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 thì các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc phòng, chống rửa tiền được gồm: các tổ chức tín dụng, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan và các cơ quan Nhà nước.

I. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính:

Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 quy định những tổ chức tín dụng, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền được gọi là đối tượng báo cáo và phải có các đặc điểm sau:

(i) Tổ chức tài chính được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số hoạt động sau:

- Nhận tiền gửi;

- Cho vay;

- Cho thuê tài chính;

- Dịch vụ thanh toán;

- Dịch vụ trung gian thanh toán;

- Phát hành công cụ chuyển nhượng, thẻ ngân hàng, lệnh chuyển tiền;

- Bảo lãnh ngân hàng, cam kết tài chính;

- Cung ứng dịch vụ ngoại hối, các công cụ tiền tệ trên thị trường tiền tệ;

- Môi giới chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán;

- Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;

- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ;

- Đổi tiền.

(ii) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:

- Kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm: trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược;

- Kinh doanh bất động sản, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản;

- Kinh doanh kim khí quý, đá quý;

- Kinh doanh dịch vụ kế toán; cung cấp dịch vụ công chứng; cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư;

- Cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý.

Theo đó, các đối tượng báo cáo phải thực hiện biện pháp phòng, chống rửa tiền bao gồm:

1. Nhận biết khách hàng bằng cách thu thập, cập nhật, xác minh thông tin của khách hàng theo quy định tại các Điều 10, 11, 12, 13 và 14 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022:

      Thu thập thông tin nhận biết khách hàng

Đối tượng báo cáo có trách nhiệm thu thập các thông tin nhận biết khách hàng gồm:

- Thông tin nhận dạng khách hàng, kể cả thông tin về người đại diện của khách hàng cá nhân (nếu có);

- Thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi bao gồm thông tin nhận dạng khách hàng;

- Mục đích và bản chất của mối quan hệ kinh doanh của khách hàng với đối tượng báo cáo.

      Cập nhật thông tin nhận biết khách hàng

Đối tượng báo cáo phải cập nhật thông tin nhận biết khách hàng trong thời gian thiết lập quan hệ với khách hàng nhằm bảo đảm các giao dịch mà khách hàng đang tiến hành phù hợp với các thông tin về khách hàng trong hồ sơ hiện có, những thông tin đã biết về khách hàng, hoạt động kinh doanh, mức độ rủi ro về rửa tiền và nguồn gốc tài sản của khách hàng.

      Xác minh thông tin nhận biết khách hàng

Đối tượng báo cáo sử dụng các tài liệu, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng, bao gồm:

- Đối với khách hàng cá nhân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng; giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Đối với khách hàng tổ chức: giấy phép thành lập, quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; quyết định về tổ chức lại, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động của tổ chức (nếu có); điều lệ của tổ chức; quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có); các tài liệu, dữ liệu liên quan đến người thành lập, người đại diện theo pháp luật của tổ chức, chủ sở hữu hưởng lợi.

Ngoài ra, đối tượng báo cáo có thể khai thác thông tin trong các cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định của pháp luật, thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức khác quy định tại Điều 13 hoặc bên thứ ba quy định tại Điều 14 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 này để đối chiếu, xác minh thông tin do khách hàng cung cấp.

2. Xây dựng quy định nội bộ và báo cáo, cung cấp, lưu trữ thông tin, hồ sơ về phòng, chống rửa tiền

3. Thu thập, xử lý và phân tích thông tin về phòng, chống rửa tiền

4. Áp dụng các biện pháp tạm thời và xử lý vi phạm như:

- Trì hoãn giao dịch;

- Phong tỏa tài khoản, niêm phong, phong tỏa hoặc tạm giữ tài sản;

- Xử lý vi phạm tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

II. Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong phòng, chống rửa tiền

Các cơ quan Nhà nước như Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp. Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành khác, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp phải có trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền theo quy định tại các Điều 47 đến Điều 62 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022.

Ngoài ra, các cơ quan nhà nước còn có trách nhiệm thực hiện chế độ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.

Bích Trâm
---
Khách hàng có nhu cầu "Tư vấn pháp lý doanh nghiệp; làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm nhà đất, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng; hợp thức hóa nhà đất; đăng ký thành lập doanh nghiệp...", vui lòng liên hệ:


Địa chỉ: 284 Lê Văn Quới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
Tra cứu pháp luật miễn phí: http://www.luatvanthong.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
LUẬT VẠN THÔNG
Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 có hiệu lực từ ngày 01/3/2023 quy định về trách nhiệm phòng, chống rửa tiền Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 có hiệu lực từ ngày 01/3/2023 quy định về trách nhiệm phòng, chống rửa tiền
910 1

Bài viết Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 có hiệu lực từ ngày 01/3/2023 quy định về trách nhiệm phòng, chống rửa tiền

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »