Dự thảo Nghị định quy định về tổ chức, cá nhân nhận quyên góp từ cộng đồng để làm từ thiện

8:58 AM
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19

VANTHONGLAW - Từ năm 2008 đến nay, việc vận động, tiếp nhận và phân phối các nguồn đóng góp tự nguyện được thực hiện theo Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14-5-2008 của Chính phủ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cho thấy Nghị định này cũng đã bộc lộ một số bất cập cần sửa đổi. Chính vì vậy, Bộ Tài chính được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định 64.

Xem toàn văn Dự thảo tại đây

Bài liên quan

Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, Bộ Tài chính đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Ninh Bình đề nghị sớm trình Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung Nghị định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân để phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

Một thực tế khác cho thấy, trong quá trình cứu trợ, nhiều tổ chức, cá nhân tự tổ chức, không có mối liên hệ phối hợp với các cơ quan, địa phương nên nhiều đoàn thiện nguyện thiếu chỉ dẫn, thông tin, không hiểu tình hình địa bàn và dân cư nơi lũ lụt, do đó đã xảy ra tình trạng cứu trợ chưa đúng đối tượng, có nơi trao quà bị thất thoát, lãng phí... Thậm chí có địa điểm trao quà, do có quá nhiều đoàn cứu trợ cùng đến, không thể cùng lúc tiếp cận được với người dân, làm cho một số thành viên của các đoàn thiện nguyện thể hiện sự bức xúc với địa phương. Cũng có trường hợp, do không đăng ký kế hoạch và phối hợp với địa phương, nhiều đoàn từ thiện đã đi vào sâu khu vực ngập lũ, phương tiện bị hỏng hóc, cơ quan chức năng địa phương phải dùng thuyền, ca nô ứng cứu.

Vì vậy, đáng chú ý trong dự thảo Nghị định này, Bộ Tài chính đề xuất cá nhân được tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục thiên tai, dịch bệnh. "Bộ Tư pháp đã thẩm định dự thảo và cơ bản đồng ý với những nội dung mà Bộ Tài chính xây dựng" - lãnh đạo Vụ Ngân sách Nhà nước cho hay. Lãnh đạo Vụ Ngân sách Nhà nước cho biết cá nhân muốn vận động nguồn tài trợ thì phải thông báo với chính quyền nơi cư trú về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động.  

Về phân phối, sử dụng nguồn tài trợ tự nguyện, đại diện Vụ Ngân sách Nhà nước nhấn mạnh, cá nhân phải thông báo cho chính quyền địa phương nơi tiếp nhận hỗ trợ để được hướng dẫn, phối hợp phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện cũng như đảm bảo an toàn, trật tự xã hội.

Đề xuất cá nhân, quỹ từ thiện được vận động quyên góp tự nguyện  

Dự thảo Nghị định được xây dựng trên cơ sở các nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 129/NQ-CP ngày 11/9/2020 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 8 năm 2020. Ngoài ra, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 8876/VPCP-QHĐP ngày 23/10/2020 của Văn phòng Chính phủ và để phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung thêm 02 chính sách gồm:  

1. Về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo:  

Bổ sung thêm quy định cho phép các cơ sở y tế, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, cá nhân được vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động trợ giúp người mắc bệnh hiểm nghèo theo từng trường hợp cụ thể (quy định tại Nghị định số 64/2008/NĐ-CP là các cơ quan thông tin đại chúng được vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trợ giúp người mắc bệnh hiểm nghèo).  

2. Về cá nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố trong nước:  

Phương án 1: Cá nhân khi vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố trong nước thì thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động,... Đồng thời, khi phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện, cá nhân thông báo chính quyền địa phương nơi tiếp nhận hỗ trợ để được hướng dẫn, phối hợp phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện cũng như đảm bảo an toàn, trật tự xã hội.  

Phương án 2: Khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra trong nước, gây thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân, cá nhân được phép vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn. Các cá nhân phải tuân thủ theo quy định của pháp luật có liên quan.

Luật Vạn Thông TH

Dự thảo Nghị định quy định về tổ chức, cá nhân nhận quyên góp từ cộng đồng để làm từ thiện Dự thảo Nghị định quy định về tổ chức, cá nhân nhận quyên góp từ cộng đồng để làm từ thiện
910 1

Bài viết Dự thảo Nghị định quy định về tổ chức, cá nhân nhận quyên góp từ cộng đồng để làm từ thiện

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »