Khiếu nại hành chính là gì?

6:30 AM
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW - Mối quan hệ giữa người dân và cơ quan Nhà nước được thông qua các thủ tục hành chính. Thông qua các thủ tục hành chính, Nhà nước thực hiện quyền lực để quản lý xã hội, duy trì trật tự, ổn định chung. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp do nhiều vấn đề hạn chế khác nhau, quá trình thực hiện quyền lực Nhà nước trên người dân thông qua các thủ tục hành chính có thể gây ra thiệt hại, trái pháp luật đối với người dân. Trong trường hợp này, người dân được quyền khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính do cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền ban hành.

Bài liên quan

Khiếu nại hành chính (KNHC) là quyền cơ bản của công dân ở mọi Nhà nước, thể hiện ý chí của công dân mong muốn Nhà nước xem xét lại những quyết định mà công dân không đồng ý, cho là trái pháp luật hoặc không hợp lý. Khiếu nại hành chính thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, thể hiện bản chất dân chủ của một nhà nước. Để thực hiện quyền khiếu nại hành chính, cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất chính là xác định những đối tượng có thể bị khiếu nại, lấy đó làm căn cứ để xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết và các vấn đề pháp lý khác có liên quan. Đây là vấn đề được rất nhiều quốc gia quan tâm, đặc biệt ở những quốc gia có nền dân chủ lâu đời.

1. Chủ thể trong quy định của Luật Khiếu nại gồm: 
- Người khiếu nại (là công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức có quyền khiếu nại); 
- Người bị khiếu nại; 
- Người giải quyết khiếu nại (Thủ trưởng cơ quan, tổ chức ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính); 
- Người có quyền, nghĩa vụ liên quan.

2. Đối tượng trong Khiếu nại hành chính gồm 03 đối tượng: 
- Quyết định hành chính; 
- Hành vi hành chính; 
- Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức (khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011).

3. Trong Khiếu nại: Công dân có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức: Khiếu nại trực tiếp hoặc khiếu nại bằng đơn (theo Điều 8 Luật Khiếu nại 2011).

4. Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính (Điều 9 Luật Khiếu nại 2011). 
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà có giấy tờ hợp lệ làm căn cứ để chứng minh, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

5. Giải quyết khiếu nại lần 01: Phụ thuộc vào chủ thể ban hành quyết định quyết định hành chính, hành vi hành chính.  
Giải quyết khiếu nại lần 02: Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 01 (từ Điều 17 – Điều 26 Luật Khiếu nại 2011)

6. Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết (Điều 11 Luật Khiếu nại 2011):  

1. Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;  
2. Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;  
3. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;  4. Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;  
5. Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;  
6. Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;  
7. Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;  
8. Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;  
9. Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.

7. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần 1: Không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; không quá 45 ngày đối với vụ, việc phức tạp. Ở vùng sâu xa, vùng đi lại khó khăn không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. (Điều 28 Luật Khiếu nại 2011)  

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2: Không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp không quá 60 ngày. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp không quá 70 ngày (Điều 37 Luật Khiếu nại 2011).

8. Đình chỉ giải quyết khi người khiếu nại rút đơn khiếu nại ( Điều 10 Luật Khiếu nại 2011) và trong Khiếu nại hành chính không quy định vấn đề tạm đình chỉ.

LUẬT VẠN THÔNG
Khiếu nại hành chính là gì? Khiếu nại hành chính là gì?
910 1

Bài viết Khiếu nại hành chính là gì?

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »