Quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quân khu 1.

1:00 AM
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW -  Luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh  phòng  ngừa và chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi  ích của Nhà nước, của các tổ chức và của công dân, góp phần quan trọng vào sự  nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ  nghĩa. 

Bài liên quan

Quyết định hình phạt và  tổng hợp hình phạt  là một  trong những giai đoạn cơ  bản, một  nội  dung  quan  trọng  của  quá  trình  áp  dụng Luật Hình  sự. Hiến  pháp  năm  2013 và BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 (sắp có hiệu lực thi hành) quy định “chỉ có  Toà án mới có quyền quyết định hình phạt và  tổng hợp hình phạt”. Theo đó, Toà án  nhân danh Nhà nước, căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự tuyên bố áp dụng hình  phạt đối với người phạm  tội. 

Điều này  thể hiện sự  thái độ, quan điểm của Nhà nước  đối với người phạm tội về việc thực hiện tội phạm.  Quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt có vai  trò vô cùng to lớn, bởi suy  cho cùng, các hoạt động  tố  tụng hình sự  trước đó  (từ khởi  tố, điều  tra,  truy  tố, kể cả  việc  tranh  tụng  tại phiên  toà) hoặc các hoạt động  tố  tụng  tiếp  theo như  thi hành án ý  nghĩa  nếu  Toà  án  không  làm  tốt  việc  quyết  định  hình  phạt  và  tổng  hợp  hình  phạt.  Quyết định hình phạt đúng pháp luật, công bằng và hợp lý là tiền đề, điều kiện để đạt  mục đích hình phạt (cải  tạo, giáo dục, phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng). 

Nếu  hình phạt quá nhẹ sẽ  làm giảm ý nghĩa phòng ngừa của hình phạt, bởi nó có  thể  làm  phát sinh ý định phạm tội, thái độ vô trách nhiệm và coi thường pháp luật. Nhưng hình  phạt quá nặng sẽ tạo tâm lý không công bằng, không hợp lý ở người bị kết án dẫn đến  thái độ oán hận, không  tin  tưởng pháp  luật. Hình phạt có đạt mục đích hay không và  đến mức độ nào phụ  thuộc vào nhiều yếu  tố,  trong đó, hai yếu  tố quan  trọng nhất  là  yếu tố lập pháp và áp dụng pháp luật (về hình phạt và quyết định hình phạt). 

Yếu tố áp  dụng pháp luật chịu sự ràng buộc của yếu tố lập pháp. Ngược lại, yếu tố áp dụng pháp  luật cũng có vai trò rất quan trọng, bởi vì chỉ trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng  đắn pháp luật cho từng trường hợp phạm tội cụ thể thì Toà án mới có thể ban hành một bản án  tuyên hình phạt đúng đắn và có hiệu quả, khi đó, các yếu  tố về mặt  lập pháp  mới có ý nghĩa thực tiễn.   Thực  tiễn xét xử những năm qua của các Toà án quân  sự Quân khu 1 cũng cho  thấy rằng việc quyết định hình phạt (bao gồm cả tổng hợp hình phạt) của Toà án là đúng  pháp luật. 

Tuy nhiên, cũng có không ít những bất cập, vướng mắc trong các quy định của  Bộ luật Hình sự cũng như nhận thức thống nhất các quy định của Bộ luật và các yếu tố tác  động khác làm cho việc quyết định hình phạt cũng có những sai sót nhất định.  Nhận  thức được  tầm quan  trọng đó,  tác giả đã  chọn đề  tài “Quyết định hình  phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quân khu 1” làm luận văn thạc sĩ.

Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st

Quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quân khu 1. Quyết định hình  phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quân khu 1.
910 1

Bài viết Quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quân khu 1.

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »