Kinh doanh đa cấp là gì? Quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh đa cấp
Kinh doanh đa cấp là gì? Quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh đa cấp
VANTHONGLAW - Kinh doanh đa cấp có lẽ là cụm từ không quá xa lạ đối với người nghe, bởi lẽ đây là phương thức kinh doanh có gây nhiều tranh cãi. Và hiện nay, tại nước ta, kinh doanh đa cấp là phương thức kinh doanh được khá nhiều người cho là hình thức lừa đảo trá hình. Vậy liệu pháp luật có cho phép kinh doanh đa cấp không và việc kinh doanh đa cấp có thực sự là hình thức lừa đảo trá hình không? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Kinh doanh đa cấp là gì? Pháp luật có cho phép kinh doanh đa cấp không?
Kinh
doanh đa cấp được pháp luật công nhận và quy định tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP
(được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 18/2023/NĐ-CP) với thuật ngữ pháp lý là
“kinh doanh theo phương thức đa cấp”. Theo đó, kinh doanh theo phương thức đa cấp
chính là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng
lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được
hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của
mình và của những người khác trong mạng lưới.
Như
vậy, có thể thấy rằng, kinh doanh đa cấp là phương thức kinh doanh được pháp luật
công nhận, bảo hộ và có hành lang pháp lý riêng để điều chỉnh. Do đó, để việc
kinh doanh đa cấp diễn ra hợp pháp thì doanh nghiệp, người tham gia bán hàng đa
cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức
đa cấp bắt buộc phải tuân theo các quy định tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP (được sửa
đổi, bổ sung bởi Nghị định 18/2023/NĐ-CP).
2.
Quy định
pháp luật về doanh nghiệp bán hàng đa cấp
a) Doanh
nghiệp bán hàng đa cấp là gì?
Doanh
nghiệp bán hàng đa cấp được hiểu là doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền
cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để tổ chức hoạt động kinh
doanh theo phương thức đa cấp theo quy định của Nghị định 40/2018/NĐ-CP và Nghị
định 18/2023/NĐ-CP.
b) Đối
tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp
Đối
tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp là hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh
theo phương thức đa cấp mà đối tượng không phải hàng hóa đều bị cấm (trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác).
Tuy
nhiên, có những loại hàng hóa sau không được kinh doanh theo phương thức đa cấp
là: Thuốc; Trang thiết bị y tế; Các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy
sản); Thuốc bảo vệ thực vật; Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn
chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất
nguy hiểm; Sản phẩm nội dung thông tin số.
c) Trách
nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp
-
Niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm
kinh doanh của doanh nghiệp các tài liệu quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 9
Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
-
Thực hiện đúng quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng đã đăng ký.
-
Xây dựng, công bố giá bán của các hàng hóa được kinh doanh theo phương thức đa
cấp và tuân thủ giá bán đã công bố.
-
Xuất hóa đơn theo từng giao dịch bán hàng cho từng người tham gia bán hàng đa cấp
của doanh nghiệp và khách hàng mua hàng trực tiếp từ doanh nghiệp.
-
Giám sát hoạt động của người tham gia bán hàng đa cấp để bảo đảm người tham gia
bán hàng đa cấp thực hiện đúng hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt
động, kế hoạch trả thưởng của doanh nghiệp.
-
Chịu trách nhiệm đối với hoạt động bán hàng đa cấp của người tham gia bán hàng
đa cấp trong trường hợp các hoạt động đó được thực hiện tại trụ sở chính, chi
nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc tại các hội nghị, hội thảo,
đào tạo của doanh nghiệp.
-
Khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người tham gia bán hàng đa cấp để nộp
vào ngân sách nhà nước trước khi chi trả hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích
kinh tế khác cho người tham gia bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác.
-
Vận hành hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng
đa cấp đáp ứng quy định tại Điều 44 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, đúng với giải
trình kỹ thuật khi đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, đảm bảo người tham gia
bán hàng đa cấp có thể truy cập và truy xuất các thông tin cơ bản về hoạt động
bán hàng đa cấp của họ.
-
Vận hành và cập nhật thường xuyên trang thông tin điện tử bằng tiếng Việt để
cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp
đáp ứng quy định tại Điều 45 Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
-
Vận hành hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại
của người tham gia bán hàng đa cấp, bao gồm điện thoại, thư điện tử và địa chỉ
tiếp nhận.
-
Cung cấp quyền truy cập vào tài khoản quản lý hệ thống công nghệ thông tin quản
lý hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp theo yêu cầu bằng văn bản của cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
-
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật
có liên quan về điều kiện kinh doanh và lưu thông đối với hàng hóa kinh doanh
theo phương thức đa cấp.
-
Đảm bảo tối thiểu 20% doanh thu bán hàng đa cấp trong một năm tài chính là
doanh thu từ khách hàng không phải là người tham gia bán hàng đa cấp của doanh
nghiệp đó.
-
Không cung cấp thông tin về thực phẩm bằng hình thức sử dụng hình ảnh, thiết bị,
trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y
tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân
viên y tế; không cung cấp thông tin về thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn,
trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.
3.
Quy định
pháp luật đối với người tham gia bán hàng đa cấp
a) Điều
kiện
Người
tham gia bán hàng đa cấp là cá nhân (1) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và
(2) cư trú tại Việt Nam.
Ngoài
ra, những người sau đây không được phép tham gia bán hàng đa cấp:
-
Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội sản xuất, buôn bán
hàng giả, sản xuất, buôn bán hàng cấm, quảng cáo gian dối, lừa dối khách hàng,
lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ
trái phép tài sản, tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp;
-
Người nước ngoài không có giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm
quyền cấp gắn với doanh nghiệp mà người đó tham gia bán hàng đa cấp, trừ trường
hợp được miễn theo quy định của pháp luật;
-
Người tham gia bán hàng đa cấp đã từng bị xử phạt do vi phạm các quy định tại
khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP mà chưa hết thời hạn
được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính;
-
Thành viên đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, cổ đông đối với công ty cổ phần,
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá
nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp
đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của
Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt
động bán hàng đa cấp và Nghị định 40/2018/NĐ-CP trong thời gian doanh nghiệp đó
đang hoạt động bán hàng đa cấp;
-
Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
b) Trách
nhiệm
-
Người tham gia bán hàng đa cấp chỉ thực hiện các hoạt động tiếp thị, bán hàng
và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp sau khi được cấp Thẻ thành viên.
-
Xuất trình Thẻ thành viên trước khi giới thiệu hoặc tiếp thị, bán hàng.
-
Tuân thủ hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và quy tắc hoạt động của doanh nghiệp.
-
Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực khi giới thiệu về doanh nghiệp bán hàng
đa cấp, hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp, kế hoạch trả thưởng và quy
tắc hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
-
Không cung cấp thông tin về thực phẩm bằng hình thức sử dụng hình ảnh, thiết bị,
trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên
y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân
viên y tế; không cung cấp thông tin về thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn,
trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ